VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRÊN ĐẤT PHA CÁT CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TẠI BÌNH ĐỊNH

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của 5 giống cỏ được trồng trên vùng đất pha cát chủ động tưới tiêu ở tỉnh Bình Định, gồm: TD58 (Panicum maximum cv. TD58); Mulato II (Brachiaria x cv. Mulato II); VA06 (Pennisetum purureum x glaucum cv. VA06); Paspalum (Paspalum atratum cv. Ubon) và Ruzi (Brachiaria ruzizensis cv). Cỏ được trồng vào tháng 2/2015, thu cắt lứa đầu tiên vào tháng 4/2015 và theo dõi đến tháng 3/2016, tổng cộng gồm 12 lứa cắt. Ở lứa cắt thứ 12, mẫu cỏ được phân tích để xác định giá trị dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 5 giống cỏ cho năng suất chất khô cao từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất ở tháng 10 đến tháng 12. Tổng năng suất chất khô thu được từ cỏ TD58 là cao nhất (37,94 tấn/ha/năm), tiếp đến là Paspalum, Mulato II, Ruzi tương ứng 31,54; 31,24; 31,72 (tấn/ha/năm) và thấp nhất là VA06 (23,52 tấn/ha/năm). Tỷ lệ protein thô của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum lần lượt là: 7,28; 11,8; 9,54; 7,86 và 8,10 (%/kgDM) (p > 0,05). Ước tính tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum tương ứng là 43,30; 49,36; 48,14; 47,17 và 40,38 % (p < 0,05).

Từ khóa: Bình Định, cỏ, giá trị dinh dưỡng, năng suất

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3940
PDF (Vietnamese)

References

  1. AOAC (1990), Official methods of analysis, Fifteenth edition, Published by the Association of Official Analytical Chemists, Inc, Arlington-Virginia-USA,1233.
  2. Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Dương Trí Tuấn, Lê Đức Ngoan, Joshua Scandrett, Peter Lane, David Parsons (2013), Năng suất chất xanh và thành phần hóa học một số giống cỏ ở vùng cát Duyên hải Nam Trung Bộ, Tạp chí Khoa học kĩ thuật Chăn nuôi, 2, 56 - 65.
  3. Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Thị Mộng Nhi (2007), Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của một số giống cây thức ăn gia súc họ hòa thảo và họ đậu trồng tại Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 7, 183 - 192.
  4. Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, 2015.
  5. Ismail Abaş., Özpinar, H., Kutay, H. C., Kahraman, R., & Eseceli, H. (2005), Determination of the metabolizable energy (ME) and net energy lactation (NEL) contents of some feeds in the Marmara region by in vitro gas technique, Turkish Journal of Veterinary and Animal Sciences, 29(3), 751-757.
  6. Từ Trung Kiên (2011), Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, 56-57.
  7. Lê Hoa, Bùi Quang Tuấn (2009), Năng suất, chất lượng một số giống cây thức ăn gia súc (Pennisetum perpureurm, Panicum maximum, Brachiaria ruziziensis, Stylosanthes guianenis) trồng tại Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7 (3), 276 - 281.
  8. Menke, K. H., Raab, L., Salewski, A., Steingass, H., Fritz, D., & Schneider, W. (1979), The estimation of the digestibility and metabolizable energy content of ruminant feedingstuffs from the gas production when they are incubated with rumen liquor in vitro, The Journal of Agricultural Science, 93(01), 217 - 222.
  9. Nguyễn Văn Quang, Bùi Việt Phong, Bùi Thị Hồng, Ngô Đức Minh và Nguyễn Duy Phương (2011), Nghiên cứu tuyển chọn giống cây thức ăn gia súc phù hợp, phục vụ chăn nuôi trâu bò tại huyện Than Uyên và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, Báo cáo khoa học năm 2010, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, tháng 11 năm 2011, 88 - 103.
  10. Hoàng Văn Tạo, Trần Đức Viên (2012), Khả năng sản xuất và chất lượng của một số giống cỏ và cây thức ăn gia súc cho bò sữa tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10 (1), 84 - 94.
  11. Tổng cục Thống kê (2015), https://gso.gov.vn
  12. Van Soest, P. V., Robertson, J. B., & Lewis, B. A. (1991), Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, Journal of dairy science, 74(10), 3583 - 3597.