Abstract
Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành từ 10/2016 đến 5/2017 tại cơ sở sản xuất nấm sò Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Kết quả thu được cho thấy các công thức sử dụng mùn cưa gỗ keo có tốc độ sinh trưởng tơ nấm nhanh hơn so với đối chứng mùn cưa cao su nhưng chỉ có các công thức III (89 % Mùn cưa gỗ keo + 10 % Cám gạo + 1 % CaCO3), IV (79% Mùn cưa gỗ keo + 20 % Cám gạo + 1 % CaCO3) và V (89 % Mùn cưa gỗ keo: Mùn cưa cao su (1:1) + 10 % Cám gạo + 1 % CaCO3) tơ nấm sinh trưởng nhiều và chắc khỏe tương đương đối chứng. Các công thức hỗn hợp mùn cưa gỗ keo IV và V ít chênh lệch so với đối chứng mùn cưa cao su về thời gian hình thành nụ và thu hoạch lần đầu. Đường kính mũ nấm chênh lệch không nhiều nhưng công thức V đạt lớn nhất. Công thức IV (Mùn cưa gỗ keo + 20 % Cám gạo + 1 % CaCO3 và V (89 % Mùn cưa gỗ keo: Mùn cưa cao su (1:1) + 10 % Cám gạo + 1 % CaCO3) cho kết quả tốt về năng suất và hiệu quả kinh tế, có triển vọng ứng dụng vào sản xuất trên giống nấm sò trắng và nấm sò tím thí nghiệm ở tất cả các thời vụ trồng.
Từ khóa: nấm sò, mùn cưa gỗ keo, sinh trưởng phát triển, năng suất, Thừa Thiên Huế
References
- Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Lân Dũng (2008), Công nghệ nuôi trồng nấm, Tập 1&2, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, Zani Federico (2002), Nấm ăn, cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Lê Thị Thu Hường, Nguyễn Đình Thi, Trần Thị Ngân, Vũ Tuấn Minh, Lê Thị Thu Hoài (2015), Ảnh hưởng của đạm urê đến sinh trưởng, phát triển và năng suất nấm sò trồng trên rơm tại Thừa Thiên Huế, Tuyển tập kết quả NCKH cây trồng 2014–2015, Nxb. Đại học Huế.
- Trần Văn Mão (2004), Sử dụng vi sinh vật có ích, tập 1, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Trịnh Tam Kiệt (1986), Sinh học và kỹ thuật nuôi trồng nấm ăn, Nxb. Hà Nội.
- Lê Duy Thắng (2004), Kỹ thuật trồng nấm, tập 1 và tập 2. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
- Trần Văn Mão, Trần Tuấn Kha (2002), Kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.