ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CỎ LỒNG VỰC PHÁT SINH TRỞ LẠI TRÊN RUỘNG LÚA GIEO SẠ SAU KHI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ CỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Barnyard grass
direct-seeded
rice
regrowth cỏ lồng vực
lúa
gieo sạ
phát sinh lại

Tóm tắt

Nghiên cứu sự kháng thuốc trừ cỏ ở Việt Nam còn hạn chế và có rất ít báo cáo về sự phát sinh của cỏ dại sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ. Kết quả điều tra về tập quán canh tác và tình hình cỏ lồng vực phát sinh trở lại trên ruộng lúa sau khi sử dụng thuốc trừ cỏ ở Thừa Thiên Huế cho thấy lực lượng lao động chính canh tác lúa là nam giới, trình độ dân trí không cao nên khả năng tiếp thu kiến thức khoa học – kỹ thuật hạn chế. Các loại cỏ gây hại phổ biến trên ruộng lúa gieo sạ là cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli), cỏ chác (Fimbristylis miliacea), cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis) là các loại cỏ xuất hiện trở lại sau khi đã sử dụng thuốc trừ cỏ. Cỏ lồng vực mọc trở lại có thể gây giảm năng suất cây lúa 12,1–14,0%. Các loại thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến là Sofic 300EC (Pretilachlor) và Sunrice 15WDG (Ethoxysulfuron). Hiệu quả thuốc trừ cỏ lúa có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do kỹ thuật sử dụng và sự giảm hiệu quả của các sản phẩm thuốc trừ cỏ. Chúng tôi kiến nghị cần đánh giá đầy đủ hơn về các yếu tố gây nên tình trạng cỏ dại mọc trở lại sau khi phun thuốc để có định hướng quản lý cỏ dại tốt hơn.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3A.5980
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Baltazar A. M. (2017), Herbicide-resistant weeds in the Philippines: Status and resistance mechanisms, Weed Biology and Management 17, 57–67.
  2. Bhullar G. S. (2015), Sustainable Rice Production, In: Lichtfouse E., Goyal A. (eds) Sustainable Agriculture Reviews, 16: 107-121, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-319-16988-0_5.
  3. Brar D., Khush G. (2013), Biotechnological approaches for increasing productivity and sustainability of rice production, In: Bhullar G., Bhullar N. (eds) Agricultural sustainability – progress and prospects in crop research, Elsevier Inc., San Diego, CA, USA, 152–176.
  4. Chin D. V. (2001), Biology and management of barnyardgrass, red sprangletop and weedy rice, Weed Biology and Management 1, 37–41.
  5. Chin D. V., Thi H. L. (2010), Fifty years of weed research in rice in Vietnam, Agriculture Publishing House, Hanoi, Vietnam.
  6. Holm L. G., Plucknett D. L., Pancho J. V., Herberger J. P. (1977), The world’s worst weeds: Distribution and biology, University Press of Hawaii, Honolulu, USA.
  7. Juraimi A. S., Uddin M. K., Anwar M. P., Mohamed M. T. M., Ismail M. R., Man A. (2013), Sustainable weed management in direct seeded rice culture: a review, Australian Journal of Crop Science 7, 989–1002.
  8. Le D., Chon N. M., Mann R. K., Kumar B. V. N., Morell M. A. (2018a), Efficacy of RinskorTM (florpyrauxifen-benzyl ester) on herbicide resistant barnyardgrass (Echinochloa crus-galli) in rice fields of Mekong delta, Vietnam, Journal of Crop Science and Biotechnology, 21, 75–81.
  9. Le D., Nguyen C. M., Mann R. K., Yerkes C. N., Kumar B. V. N. (2017), Genetic diversity and herbicide resistance of 15 Echinochloa crus-galli populations to quinclorac in Mekong Delta of Vietnam and Arkansas of United States, Journal of Plant Biotechnology, 44, 472–477.
  10. Le D., Nguyen C. M. N., Kumar B. V. K., Mann R. K. (2018b), Weed management practices to control herbicide-resistant Echinochloa crus-galli in rice in Mekong Delta, Vietnam, Research on Crops 19, 20–27.
  11. Khaliq A., Chauhan B. S., Sparks D. L. (2015), Chapter five - Weeds of direct-seeded rice in Asia: Problems and opportunities, Advances in Agronomy, 130, Academic Press, 291–336.
  12. Matloob A., Khaliq A., Chauhan B. S., Sparks D. L. (2015), Chapter five - Weeds of direct-seeded rice in Asia: Problems and opportunities. In., Advances in Agronomy, Academic Press, (130) 291–336.
  13. Nguyễn Hồng Sơn (2000), Một số nghiên cứu về cỏ dại trên ruộng lúa cấy và biện pháp phòng trừ ở Đồng bằng Sông Hồng, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
  14. Nguyễn Hữu Hoài (2001), Nghiên cứu cỏ dại trên lúa gieo thẳng ở Quảng Bình và một số biện pháp phòng trừ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
  15. Nguyễn Thị Trường, Lương Minh Tâm, Nguyễn Vĩnh Trường (2017), Điều tra hiện trạng gây hại của cỏ dại trên lúa gieo sạ và phòng trừ ở Quảng Nam, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 270, 22–29.
  16. Nguyễn Vĩnh Trường, Trần Ngọc Sỹ, Nguyễn Văn Lâm (2017), Điều tra tình hình phòng trừ cỏ dại hại lúa và khảo nghiệm các loại thuốc trừ cỏ ở Bình Định, Tạp chí Khoa học Đại học Huế - Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 126,183–194.
  17. Nguyễn Vĩnh Trường, Võ Khánh Ngọc (2018), Điều tra tình hình gây hại và biện pháp quản lý cỏ dại lúa ở Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp, 2, 589–598.
  18. Oerke E. C. (2006), Crop losses to pests, The Journal of Agriculture Science, 144, 31–43.
  19. Phùng Đăng Chinh, Dương Hữu Tuyền, Lê Trường (1978), Cỏ dại và biện pháp phòng trừ, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  20. Rao A. N., Ladha J. K. (2013), Economic weed management approaches for rice in Asia, In: Bakar BH, Tjitrosoedirdjo S (eds), Proceeding 24th Asian-Pacific Weed Science Society Conference, October 22–25, 2013, Bandung, Indonesia, Asian-Pacific Weed Science Society and Weed Science Society Indonesia Bandung, Indonesia.
  21. Rodenburg J., Johnson D. E., Sparks D. L. (2009), Chapter 4 - Weed management in rice - Based cropping systems in Africa, Advances in Agronomy, 103, Academic Press, 149–218.
  22. Rouse C. E., Roma-Burgos N., Norsworthy J. K., Tseng T. M., Starkey C. E., Scott R. C. (2017), Echinochloa resistance to herbicides continues to increase in Arkansas rice fields, Weed Technology, 32, 34–4.
  23. Ruzmi R., Ahmad-Hamdani M. S., Bakar B. B. (2017), Prevalence of herbicide-resistant weed species in Malaysian rice fields: A review, Weed Biology and Management, 17, 3–16.
  24. Zimdahl R. L. (2007), Fundenmetal of weed science, Academic Press, New York.