HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITRO LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis sp.) TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

lan Hồ điệp
Phalaenopsis sp.
nhân giống in vitro
nhân nhanh chồi
tạo rễ orchid
Phalaenopsis sp.
in vitro
shoot multiplication
rooting

Tóm tắt

Phát hoa mang mầm ngủ của lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp.) được sử dụng để làm vật liệu khởi đầu cho nhân giống in vitro. Khử trùng phát hoa với HgCl2 0,3% trong 20 phút cho tỷ lệ sống cao nhất (66,67%). Phát hoa cấy được chuyển sang môi trường MS bổ sung 0–4 mg·l–1 BAP. Môi trường tối ưu cho tái sinh chồi là môi trường MS bổ sung 4 mg·L–1 BAP cho 100% mẫu tái sinh chồi với tỷ lệ 4,22 chồi/mẫu. Kết quả nhân nhanh chồi cho thấy môi trường MS bổ sung 2,5 mg·L–1 BAP kết hợp với 0,2 mg·L–1 IBA là tốt nhất                            (6,33 chồi/mẫu), chiều cao chồi trung bình là 2,75 cm sau sáu tuần nuôi cấy. Chồi in vitro khỏe mạnh có 3–4 lá, cao 4–5 cm được chuyển sang môi trường MS bổ sung 1,5 mg·L–1 NAA và 0,5 g·L–1 than hoạt tính cho tỷ lệ tạo rễ đạt 100%, số rễ trung bình 4,33 rễ/chồi. Cây con thu được sau khi tạo rễ cao trung bình 5 cm được đưa ra trồng trên giá thể dớn trắng, tưới phun nano bạc nồng độ 6 mg·L–1 thời gian 7 ngày/lần cho tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng tốt nhất sau 8 tuần trồng.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v131i3A.6342
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Runkle E., Wang Y. T., Blanchard M. G., Lopez R. G. (2007), Growing the Best Phalaenopsis, Part 1: An Introduction to Potted Phalaenopsis Orchids, Orchids, 76(1), 24–29.
  2. Thạch N. Q, Anh N. T. L, Hải N. T. L (2005), Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) kỹ thuật chọn tạo, nhân giống và nuôi trồng, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Nhựt D. T, Trâm H. N, Huy N. P, Khiêm Đ. V (2009), Ảnh hưởng của nước dừa và sucroza lên sự tăng sinh mô sẹo và sự hình thành phôi vô tính ở loài lan Hồ điệp (Phalaenopsis amabilis (L.) Blume), Tạp chí Sinh học, 31(1), 77–84.
  4. Sơn N. T, Thạch N. Q, Anh N. T. L, Nga H. T, Nguyệt H. T. A (2014), Nhân dòng vô tính cây lan Hồ Điệp Phalaenopsis yukidian (Hồ Điệp hoa trắng nhị vàng), Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12, 1283–1293.
  5. Tùng H. T, Nguyễn Phúc Huy, Nam N. B, Luận V. Q, Hiền V. T, Phượng T. T. B, Nhựt D. T (2016), Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây cúc trong hệ thống vi thủy canh, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 14(3), 461–471.
  6. Đông Đ. V (2011), Hoàn thiện quy trình nhân giống và sản xuất một số giống hoa lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp, Báo cáo tổng hợp kết quả Khoa học Công nghệ dự án.
  7. Phương B. T. T, Lan N. P, Trang Đ. T. K, Trâm T. B, Minh P. X. B (2020), Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng nhân giống in vitro cây Trầu tiên (Asarum glabrum Merr.), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 62(6), 19–23.
  8. Balilashaki K., Naderi R., Kalantari S., Soorni A. (2014), Micropropagation of Phalaenopsis amabilis cv. Cool 'Breeze' with using of flower stalk nodes and leaves of sterile obtained from node cultures, International Journal of Farming and Allied Sciences, 3(7), 823–829.
  9. Cường Đ. M, Phượng T. T. B, Nhựt D. T (2018), Ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng cảm ứng mô sẹo và tái sinh chồi từ mẫu lá cây dâu tây (Fragaria x ananassa) nuôi cấy in vitro, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, 127(1C), 61–70.
  10. Nhựt D. T, Tuấn N. X, Anh N. T. T, Long H. V, Tùng H. T, Nam N. B và cs. (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của nano bạc lên sự nhân chồi, sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng (Rosa sp.) in vitro, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 13(2), 231–239.
  11. Murashige T., Skoog F. (1962), A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures, Physiol Plant, 15, 473–497.
  12. Pha N. T, Mai T. T. X, Trang L. T. M, Liên N. T (2011), Nuôi cấy mầm ngủ phát hoa lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp.), Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 20b, 12–20.