THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH KHỐI CỎ BIỂN TẠI ĐẦM SAM CHUỒN VÀ HÀ TRUNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Từ khóa

cỏ biển
đầm phá
tổng sinh khối seagrass
lagoon
total biomass

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành khảo sát tại đầm Sam Chuồn và Hà Trung thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã xác định được năm loài cỏ biển là Halophila beccarii (cỏ Nàn), Zostera japonica (cỏ Lươn nhật), Halodule pinifolia (cỏ Hẹ tròn), Halodule uninervis (cỏ Hẹ ba răng) và loài Ruppia maritima (cỏ Kim biển) phân bố tại đầm Sam Chuồn và Hà Trung. Tổng sinh khối của cỏ biển có sự biến động theo mùa. Vào mùa khô, tổng sinh khối của cỏ biển tại trạm nghiên cứu S6 cao nhất với 136,23 g/m2 và thấp nhất tại trạm nghiên cứu H7 và H8 với 0,64 g/m2. Vào mùa mưa tại trạm thu mẫu S6 cũng ghi nhận tổng sinh khối của cỏ biển cao nhất với giá trị đạt được 113,20 g/m2, thấp nhất tại hai trạm nghiên cứu H7 và H8 với 0,64 g/m2. Loài Halodule uninervis (cỏ Hẹ ba răng) chiếm ưu thế hơn cả với sự ghi nhận tại 11/14 trạm thu mẫu. Và loài Ruppia maritima (cỏ Kim biển) chỉ ghi nhận xuất hiện tại 3/14 trạm thu mẫu.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v133i3B.7487

Tài liệu tham khảo

  1. Beck, M. W., Heck, K. L., Able, K. W., Childers, D. L., Eggleston, D. B., Gillanders, B. M., Halpern, B., Hays, C. G., Hoshino, K., Minello, T. J., Orth, R. J., Sheridan, P. F., & Weinstein, M. P. (2001), The Identification, Conservation, and Management of Estuarine and Marine Nurseries for Fish and Invertebrates, BioScience, 51(8), 633. https://doi.org/10.1641/0006-3568(2001)0512.0.CO.
  2. Short F. T., Short C. A., Novak A. B. (2016), Seagrass, Springer Science + Business Media Dordrecht, DOI: 10.1007/978-94-007-6173-5_262-1.
  3. Cao Van Luong, Nguyen Van Thao, Teruhisa Komatsu, Nguyen Dac Ve, Dam Duc Tien (2012), Status and threats on seagrass beds using GIS in Vietnam, Proc. of SPIE, 8525(852512).
  4. Nguyễn Văn Tiến (2013), Nguồn lợi thảm cỏ biển Việt Nam, Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 15–218.
  5. Nguyễn Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh & Nguyễn Hữu Đại (2002), Cỏ biển Việt Nam: Thành phần loài, phân bố, sinh thái-sinh học, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 165.
  6. Cao Văn Lương (2019), Nghiên cứu đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon của chúng ở một số đầm phá tiêu biểu khu vực miền Trung Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Học viện Khoa Học và Công Nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, 77–101.
  7. Nguyễn Thị Thu, Cao Văn Lương, Trần Mạnh Hà và Đinh Văn Nhân (2011), Đánh giá mức độ suy thoái các thảm cỏ biển ven bờ, tại Hội nghị Khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ V, Tuyển tập báo cáo, Quyển 4: Sinh học và nguồn lợi sinh vật biển, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 295–301.
  8. Nguyễn Văn Tiến, Từ Thị Lan Hương (2008), Phương pháp nghiên cứu Cỏ biển (Seagrass research methods) (Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội).
  9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 23/2010/TT-BTNMT, Quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo, Điều 30, tr. 30–36.
  10. Ha Nam Thang, Kunihiko Yoshino, and Tong Phuoc Hoang Son (2012), Seagrass Mapping Using ALOS AVNIR-2 Data in Lap An Lagoon, Thua Thien Hue, Viet Nam, P. 85250S. doi: 10.1117/12.977188.
  11. Ha Nam Thang, Tien Dat Pham and Thi Thuy Hang Tran (2021), Zoning Seagrass Protection in Lap An Lagoon, Vietnam Using a Novel Integrated Framework for Sustainable Coastal Management, Wetlands, 41(8), 122. doi: 10.1007/s13157-021-01504-8.
  12. Michael, K. (1995), Fisheries Biology, Assessment and Management, Fishing News Books, Osney Mead, Oxford OX2 0EL, England, 342 pages.
  13. Trần Nguyễn Quỳnh Anh, Lương Quang Đốc (2012), Hiện trạng cỏ thủy sinh ở khu bảo vệ thủy sản cồn Chìm, phá Tam Giang–Cầu Hai, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 73(4), 9–17.
  14. Dang, X., Phan, H., Ton, T., Thi, H., Tin, H. & Luong, D. (2022), Morphological and distribution characteristics of Halophila beccarii Aschers, 1871 in the Cau Hai lagoon, Thua Thien Hue province, Vietnam, Vietnam Journal of Marine Science and Technology, 22(3) 271–283.
  15. Den Hartog, C. (1964), An approach to the taxonomy of the sea-grass genus Halodule Endl. (Potamogetonaceae), Blumea: Biodiversity, Evolution and Biogeography of Plants, 12(2), 289–312.
  16. Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Thiên Hương, Lương Quang Đốc & Tôn Thất Pháp (2016). Thành phần loài cỏ thủy sinh sống chìm ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 1(5), tr. 87–94.
  17. Hoang, C. T., Luong, Q. D. and Ho, T. T. U. (2020), Quantifying Shoot Density and Biomass of Seagrass Beds in the Central Coast of Vietnam, Journal of Environmental Science and Engineering B, 9(2), 56–70. Doi:10.17265/2162-5263/2020.02.002.