ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY TOBIT ĐỂ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH HÀ TĨNH

Abstract

Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hà Tĩnh. Sử dụng phương pháp mô hình hồi quy Tobit với sự hỗ trợ bằng phần mềm thống kê Stata 14.0, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở tỉnh Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc về đặc điểm, điều kiện canh tác của các thửa ruộng và sở hữu phương tiện cơ giới. Trong khi đó, các yếu tố thuộc về đặc điểm kinh tế - xã hội của hộ như trình độ học vấn, độ tuổi, số lao động gia đình, các yếu tố vùng miền và vụ mùa đều không ảnh hưởng đến mức độ cơ giới hóa của các nông hộ trồng lúa. Số thửa ruộng có diện tích dưới 500m2 và số thửa có vị trí cách xa đường giao thông nội đồng từ 200m trở lên đều tác động ngược chiều đến mức độ cơ giới hóa ở cả 3 khâu sản xuất lúa của các hộ điều tra. Trong số những yếu tố giải thích được sự thay đổi về mức độ cơ giới hóa ở cả 3 khâu sản xuất thì yếu tố sở hữu phương tiện cơ giới ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ cơ giới hóa. Ở khâu làm đất, những hộ sở hữu máy làm đất có mức độ cơ giới hóa cao hơn so với những hộ phải thuê dịch vụ bên ngoài là 9,3%; ở khâu thu hoạch, những hộ có máy gặt, tuốt lúa thì mức độ cơ giới hóa cao hơn so với những hộ không sở hữu máy là 14,9%; tương tự ở khâu vận chuyển là 4,9%. Hàm ý chính sách được đưa ra trong nghiên cứu này, đó là việc quy hoạch giao thông nội đồng, thực dồn điền đổi thửa là cơ sở để đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

https://doi.org/10.26459/hujos-ed.v126i5A.4084
PDF (Vietnamese)

References

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  2. Bộ NN&PTNT, 2015, Quyết định số 3642/QĐ-BNN-CB ngày 08/09/2015 về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Cục thống kê Hà Tĩnh, 2016, Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh 2015, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
  4. Chính phủ, 2013, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, Hà Nội.
  5. UBND tỉnh Hà Tĩnh, 2010, Đề án áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (ban hành theo Quyết định số 3237/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).
  6. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Copyright © 2012 Monitor Company Group, L.P. — Confidential.
  7. Bidyut Kumar Ghosh, 2010, Determinants of Farm Mechanisation in Modern Agriculture: A Case Study of Burdwan Districts of West Bengal, International Journal of Agricultural Research, 5: 1107-1115, http://scialert.net/fulltext/?doi=ijar.2010.1107.1115.
  8. Trương Thị Ngọc Chi, 2010, Factors affecting mechanization in rice harvesting and drying in the Mekong delta, South Vietnam, Omonrice 17: 164-173 (2010).
  9. F. Rasouli, H. Sadighi, and S. Minaei, 2009, Factors Affecting Agricultural Mechanization: A Case Study on Sunflower Seed Farms in Iran, J. Agric. Sci. Technol. (2009) Vol. 11: 39-48, See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/265820157.
  10. Greene, William. 2003. Econometric Analysis. New Jersey: Prentice Hall.
  11. Long, J. Scott. 1997. Regression Models for Categorical and Limited Dependent Variables. London: Sage Publications.
  12. Sigelman, Lee & Langche Zeng. 1999. “Analyzing Censored and Sample-Selected Data with Tobit and Heckit Models.” Political Analysis 8:167–182.
  13. Wooldridge, Jeffrey. 2002. Econometric Analysis of Cross Section and Panel Data. Cambridge: MIT Press.