PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ CHUỐI TẠI HUYỆN HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
PDF

Từ khóa

chuỗi giá trị
chuối
Hướng Hóa value chain
banana
Huong Hoa

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm phân tích thực trạng chuỗi giá trị chuối huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Ứng dụng phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị và dựa trên 115 mẫu quan sát được lựa chọn ngẫu nhiên để tìm hiểu các kênh thị trường tiêu thụ chuối mật mốc. Kết quả cho thấy, trong 3 kênh thị trường chính thì kênh thị trường nội địa chỉ phân phối hơn 20% tổng sản lượng nhưng mang lại tổng giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cho hộ sản xuất cao nhất. Phân tích cấu trúc chuỗi giá trị đã chỉ ra mức độ phụ thuộc cao vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc và Thái Lan, mặc dù rủi ro về giá thấp và thiếu khả năng tiếp cận thông tin thị trường. Hộ sản xuất là tác nhân tạo ra giá trị gia tăng ròng cao nhất ở cả ba kênh thị trường chính nhưng nhận được tổng lợi nhuận hàng năm thấp nhất. Do đó, hàm ý chính sách để phát triển bền vững chuỗi giá trị chuối bao gồm chú trọng đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, khuyến khích thành lập các hợp tác xã và gia tăng hợp tác bằng hợp đồng lâu dài giữa các tác nhân tham gia chuỗi, xây dựng thương hiệu sản phẩm và khuyến khích đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến chuối để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v130i5C.6378
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. FAO (2013), Value Chain Analysis for Policy Making Metthodological Guidelines and country cases for a Quantitative Approach, 172 pages.
  2. Gereffi, G., Humphrey, J., Sturgeon, T. (2005), The Governance of Global Value Chains: An Analytic Framework, Review of International Political Economy, 12(1), 78–104.
  3. Ferris, S., Robbiins, P., Best, R., Seville, D., Buxton, A., & Shriver, J. (2014), Linking smallholder farmers to markets and the implications for extension and advisory services, MEAS, Discussion paper series on good practices and best fit approaches in extension and advisory service provision.
  4. Trần Tiến Khai và cộng sự (2011), Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre, Dự án Phát triển Kinh doanh với người nghèo Bến Tre, UBND tỉnh Bến Tre.
  5. Porter, M. (1985), Competitive advantage: creating and sustaining superior performance, The Free Press, New York.
  6. Kaplinsky, R., Morris, M.(2001), A handbook for value chain research, The Institute of Development Studies, University of Sussex, Brighton, United Kingdom.
  7. GTZ (2007), Value links Manual: The Methodology of value chain promotion, Eschborn, Germany.
  8. Making Markets Work for the Poor (M4P) (2008), Making Value Chains Work Better for the Poor: A Toolbook for Practitioners of Value Chain Analysis, Version 3, Making the Markets Work for the Poor (M4P) Project, UK Department for International Development.
  9. Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2011), Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật, 19a, 96–108.
  10. Nguyễn Quốc Nghi (2015), Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm khóm của hộ nghèo ở tỉnh Tiền Giang, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật, 40, 75–82.
  11. Đỗ Quang Giám và cộng sự (2015), Các yếu tố tác động tới chuỗi giá trị sản phẩm đặc sản ổi Đông Dư, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13, 3, 455–463.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2021 Array