PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Quyết định lựa chọn
các yếu tố ảnh hưởng
rau an toàn
hồi quy nhị phân Choice decision
affected factors
safe vegetables
Binary Logistic Regression

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản xuất rau an toàn của nông hộ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát 350 hộ sản xuất rau, trong đó có 150 hộ sản xuất rau an toàn và 200 hộ sản xuất rau truyền thống. Mô hình Logit nhị phân được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản xuất rau an toàn của hộ. Kết quả ước lượng cho thấy, có năm yếu tố ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn sản xuất rau an toàn của hộ, bao gồm: trình độ văn hóa của chủ hộ, quy mô diện tích sản xuất, tham gia tập huấn, mức độ hiểu biết về rau an toàn và đánh giá áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn. Để thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn, chính quyền địa phương cần tập trung vào quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và tăng cường công tác tập huấn cho các hộ sản xuất.

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v130i5C.6507
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), Kỹ thuật trồng rau sạch (Rau an toàn), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  2. Nguyễn Huy Bình (2013), Thực trang phát triển sản xuất rau an toàn ở Đà Nẵng và đề xuất giải pháp phát triển, Tạp chí UED Journal of social sciences, humanities and education, 3(1), 1–5.
  3. Nguyễn Văn Hiền, Dương Thế Vinh và Đào Xuân Hưng (2010), Điều tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và mức độ an toàn trong sản xuất rau tại các vùng rau chủ lực cung cấp cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 222–230.
  4. Thừa Thiên Huế phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, truy cập ngày 11/8/2021, tại trang web http://tin-tuc-kinh-te/thua-thien-hue-phat-trien-cac-mo-hinh-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-473552.
  5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế (2019), Số liệu tổng hợp tình hình sản xuất rau.
  6. Bộ NN&PTNT (2012), Thông tư quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn, Số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012.
  7. Bộ NN&PTNT (2007), Quyết định Ban hành quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn”, Số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19 tháng 01 năm 2007.
  8. Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Văn Hùng (2016), Các yếu tố tác động đến việc tham gia VietGAP của hộ trồng thanh long: trường hợp nghiên cứu tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 6(27), 102–120.
  9. Nguyễn Văn Cường (2018), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của nông hộ tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Quản Trị – Quản lý, 11, 261–267.
  10. Khổng Tiến Dũng (2020), Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Long và các ngụ ý chính sách, Tạp chí Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 1(17), 72–85.
  11. Hồ Thị Thanh Sang và Lê Văn Gia Nhỏ (2018), Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia sản xuất lúa hữu cơ trong hệ thống canh tác Lúa - Tôm tại tỉnh Trà Vinh, Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 92(7), 37–43.
  12. Green. H. W (2003), Econometrics analysis maxwell, Maxwell Macmillan International Publising Group.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2021 Array