LIÊN KẾT GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH: TIẾP CẬN PHÂN TÍCH MẠNG LƯỚI
PDF

Từ khóa

Liên kết
phát triển du lịch
phân tích mạng lưới
các bên liên quan Linkages
tourism development
network analysis
stakeholders

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch với các đơn vị và tổ chức liên quan trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình. Dựa vào nguồn số liệu điều tra và vận dụng phương pháp phân tích mạng lưới, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan vẫn còn thấp. Tuy được đánh giá là chủ thể trung tâm của mạng lưới liên kết nội bộ tỉnh, nhưng các doanh nghiệp du lịch chưa thể hiện vai trò trung tâm kết nối với các tác nhân bên ngoài tỉnh, mà phụ thuộc và chịu sự chi phối bởi các hãng lữ hành đến từ các trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Các cơ sở đào tạo của tỉnh đang mất dần vị thế trong mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng dịch vụ đào tạo nhân lực du lịch. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cho rằng cần phải có sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc thiết lập các cơ chế nhằm thúc đẩy các hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp, các bên liên quan trong phát triển du lịch theo hướng hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch; tiến tới thành lập Tổ chức quản lý điểm đến cấp địa phương (DMO).

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v131i5A.6559
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Hoàng Văn Hoa (2019), Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc, Chương trình Khoa học & Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018: Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc mã số KHCN-TB/13-18, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. Augustyn, M, & Knowles, T. (2000), Performance of tourism partnerships: a focus on York, Tourism Management, 21, 341–351.
  3. Telfer, DJ. (2001), Strategic alliances along the Niagara Wine Route, Tourism Management, 22, 21–30.
  4. Tinsley, R., Lynch, P. (2001), Small tourism business networks and destination development, International Journal of Hospitality Management, 20(4), 367–378.
  5. Hwang, J., Jones, P., Westering, J. V., & Warr, D. (2002), Best Practice in Partnerships & Networks for SMEs in The UK Hospitality, Tourism and Leisure Industry, Profit through Productivity Report, 1, University of Surrey, Guilford.
  6. Nguyễn Thị Bích Thủy (2017), Hợp tác giữa các bên liên quan trong mạng lưới du lịch để phát triển bền vững tại điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 126(5D), 45–59.
  7. Baggio, R., & Scott, N. (2007), What network analysis of the www can tell us about the organisation of tourism destinations, Proceedings of the CAUTHE 2007, Sydney, Australia, 11–14.
  8. Fyall, A., & Garrod, B. (2004), Tourism marketing: A collaborative approach, Clevedon, UK: Channel View Publications.
  9. Dredge, D. (2006), Networks, conflict and collaborative communities, Journal of Sustainable Tourism, 14(6), 562–581.
  10. Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Bích Thủy, Võ Lê Xuân Sang (2018), Ứng dụng phân tích mạng lưới nghiên cứu liên kết của các bên liên quan du lịch ở điểm đến Đà Nẵng, Tạp chí khoa học kinh tế, 6(01), 90–99.
  11. Lê Minh Tiến (2006), Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội, Tạp chí Khoa học Xã hội, 9, 66–77.
  12. Freeman, L. C (1979), Centrality in social network: I. Conceptual clarification, Social.
  13. Slovin E. (1960), Slovin's formula for sampling technique, Retrieved on April, 30, 2019.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2021 Array