XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG CỐ KẾT THẤM VÀ HỆ SỐ TỶ LỆ m=Ch/CV CỦA CÁC THÀNH TẠO ĐẤT YẾU PHỔ BIẾN Ở ĐỒNG BẰNG QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG

Abstract

Bài báo trìn­h bày kết quả xác định các đặc trưng cố kết thấm (Ch; Cv) và hệ số tỷ lệ m=Ch/Cv của các thành tạo đất yếu phổ biến ở đồng bằng ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng trên cơ sở thí nghiệm trong phòng và giải bài toán phân tích ngược (dựa vào số liệu quan trắc lún của nền đường trên đất yếu trong khu vực [4]). Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Đất yếu chưa được cố kết, áp lực tiền cố kết bé (bùn sét pha Pc = 52,6-61,5 kPa; bùn sét Pc = 45,5-58,8 kPa), hệ số nén lún lớn (a1-2≥10 kPa-1). Hệ số cố kết Cv=1,70-2,14  m2/năm (bùn sét pha) và Cv=1,31-1,34  m2/năm (bùn sét).

Hệ số cố kết ngang trong phòng C­h(tp) của bùn sét pha, bùn sét ambQ23 lớn hơn bùn sét pha, bùn sét mbQ22. Hệ số cố kết ngang, hệ số tỷ lệ m từ kết quả quan trắc lún và thí nghiệm trong phòng có sự chênh lệch nhau không lớn: Bùn sét pha (ambQ23, mbQ22) Ch(ap) =2,51 – 3,08 m2/năm lớn hơn C­h(tp) =2,25 – 2,47 m2/năm; Bùn sét (ambQ23, mbQ22) Ch(ap)=1,99 – 2,73 m2/năm bé hơn C­h(tp)=2,14 – 2,40 m2/năm. Hệ số cố kết ngang quan trắc lún Ch(ap) = 1,99 – 3,08 m2/năm, hệ số tỷ lệ m= Ch(tp)/Cv= 1,95 – 2,34 m2/năm; m= Ch(ap)/Cv= 1,52 – 1,91 m2/năm.

Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả có độ tin cậy cao và khá phù hợp với các nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới [6,7,8,9]. Từ giá trị Cv, Ch có thể dự báo chính xác hơn độ lún dư của nền đất và rất có giá trị tham khảo cho công tác thiết kế xử lý nền các công trình trong khu vực.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v126i4A.4013

References

  1. Tiếng Anh
  2. Akira Asaoka (1978), Observational procedure of settlement prediction, Japanese Society of Soil Mechanics and Foundation Enggneering, vol 18 (4), 87-101.
  3. Barron R. A (1948), Consolidation of fine-grained soils by drain wells, Transaction ASCE, 113, 42-718.
  4. Monika De Vos & Valerie Whenham (2000), Innovative design methods in geotechnical engineering, Belgian Building Research Inst, European Geotechnical Thematic Network.
  5. Tiếng Việt
  6. Báo cáo kết quả quan trắc lún dự án: Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi bao gồm Gói thầu A1 từ Km0+000÷Km8+800; Gói thầu A2 từ Km8+000÷Km16+800, Gói thầu A4 từ Km21+500÷Km32+600. Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng: đường Nguyễn Tất Thành nối dài từ Km 2+715,04 ÷Km 5+987,50 và đường dẫn đầu Cầu Khuê Đông.
  7. Đỗ Quang Thiên và nnk (2014) Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện địa hình – địa chất vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Dự án cấp tỉnh Quảng Nam. DPDT20122014.
  8. Nguyễn Mạnh Thủy (2002), Lựa chọn giải pháp kỹ thuật hợp lý xử lý nền đất yếu ở khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Địa chất.
  9. Nguyễn Viết Tình (2001), Đặc tính địa chất công trình các thành tạo trầm tích Holocen dưới - giữa nguồn gốc hồ - đầm lầy phụ tầng Hải Hưng dưới (IbQIV1-2hh). Đánh giá khả năng sử dụng và dự báo biến đổi của chúng dưới tác dụng của các hoạt động công trình và phát triển đô thị, lấy ví dụ cho khu vực Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa chất. Trường ĐH Mỏ - Địa chất .
  10. Nguyễn Thị Nụ (2014), Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ22-3 phân bố ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường, Luận án tiến sĩ địa chất, Hà Nội.
  11. Phạm Thị Nghĩa và nnk (2005), Xác định hệ số thấm ngang của đất yếu phụ hệ tầng Hải Hưng dưới từ kết quả xuyên tĩnh điện, Tạp chí khoa học Địa chất công trình và Môi trường, số 1, tr.47-51.161. 16