Đặc điểm của thảm thực vật vùng đất cát nội đồng ngập nước tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế

Abstract

Thảm thực vật vùng đất cát nôi đồng ngập nước theo mùa tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào cấu trúc tổ thành được phân thành 4 quần xã đó là: Quần xã cỏ ẩm nằm ven các trằm; Quần xã cây bụi trên vùng cát trũng; Quần xã Tràm trên vùng ngập nước thường xuyên và định kỳ; Quần xã cây gỗ lớn trên đầm lầy than bùn.Mỗi một quần xã đặc trưng bởi một nhóm loài thực vật ưu thế khác nhau, cấu trúc khác nhau đặc thù cho dạng lập địa tạo nên sự đa dạng về thực vật vùng cát nói chung, và vùng đất cát nội đồng ngập nước nói riêng. Những kết quả đã đạt được là cơ sở dữ liệu về thực vật vùng cát, giúp cho công tác bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái vùng cát sau này.

Plants of submerged inner sandy area (coastal sandy and sandune areas) is divided 4 flora communities, they are Moist grasslands on the edge of the lake; Shrub community in low-lying inner sandy area; Melaleuca community on submerged inner sandy area and sandy seasonally inundated; Wood community on peat swamp, submerged inner sandy area. Site condition based causes flora communities with corresponding of species composition and ecological structures, make up the diversity of the submerged inner sandy flora system. These results contributed a database on the sandy plants for conservation, ecological based restoration in study sites.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v127i4A.5028
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003), Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập 1, 2, 3), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  2. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999 - 2003), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Tập I, II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  3. Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (1999), Thống kê diện tích rừng và đất rừng, Dự án “Trồng rừng phòng hộ vùng cát tỉnh TTH”, tr. 10 - 12.
  4. Hồ Chín (chủ biên) (2005), Báo cáo tổng hợp: “Điều tra đánh giá tiềm năng đất đai vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp”, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, tr. 101 - 152.
  5. Hoàng Chung (2004), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 112 tr.
  6. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam (Quyển 1, 2, 3), Nxb Trẻ, TP HCM.
  7. Nguyễn Khoa Lân, Dương Thị Minh Gái (2008), “Cơ sở nông hoá cho việc phục hồi và bảo tồn vùng cát nội đồng huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí chuyên ngành Sinh học, Nxb Đại Học Huế, tr. 108 - 113.
  8. Trương Thị Hiếu Thảo, Mai Sỹ Tuấn, Phan Thị Thuý Hằng (2014), “Thành phần loài, dạng sống và phân bố của thực vật vùng đất cát nội đồng khô hạn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol.30, No. 6S- B, tr. 368 - 374.
  9. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  10. Da Binh Tran (2015), A study of the Carbon stocks of Melaleuca forersts in the coastal regions of Southern Vietnam and South East Queensland Australia (MSc), University of Queensland.