NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG BẤT HOẠT ESCHERICHIA COLI TRONG NƯỚC BẰNG TIA CỰC TÍM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THIẾT BỊ TẠO MÀNG CHẤT LỎNG

Từ khóa

Khử trùng nước
bất hoạt Escherichia coli
tia cực tím
thiết bị tạo màng chất lỏng.

Tóm tắt

Công nghệ khử trùng nước không tạo ra các sản phẩm phụ độc hại ngày càng thu hút nhiều quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Nghiên cứu này trình bày kết quả khử trùng Escherichia coli trong nước bằng tia UV kết hợp với thiết bị tạo màng chất lỏng (LFFA). Sự nhạy cảm của vi khuẩn với sự khử trùng bằng UV hoặc UV/LFFA được xác định tại các điều kiện khác nhau của liều UV, tốc độ sục khí và mật độ ban đầu của vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khử trùng bằng tia UV kết hợp với LFFA mang lại hiệu quả khử trùng cao hơn so với UV thông thường. Cụ thể, sự kết hợp của UV (liều UV = 41,67 mJ/cm2 và nhiệt độ phòng) và LFFA (tốc độ sục khí = 1,5 L/phút) đã bất hoạt hoàn toàn 5,4 log E. coli trong vòng 60 phút. Trong khi tại cùng một liều UV tương tự, khử trùng bằng tia UV chỉ giảm được 4,3 log vi khuẩn sau 75 phút. Nghiên cứu này hứa hẹn một khả năng áp dụng phương pháp hiệu quả để tăng cường hoạt tính diệt khuẩn của tia UV, nhằm giải quyết các mối quan tâm gần đây trong khử trùng nước.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v129i4B.5819

Tài liệu tham khảo

  1. Liu W., Yanmei Z., Christopher C., Dongsheng, W. (2011). Formation of disinfection byproducts in typical Chinese drinking water. Journal of Environmental Sciences. 23(6) 897-903.
  2. Von Gunten U. (2003). Ozonation of drinking water: part II. Disinfection and byproduct formation in presence of bromide, iodide or chlorine. Water Research. 37, 1469–1487.
  3. Hijnen W., Beerendonk Ef, Gerriet Jan, M. (2006). Inactivation credit of UV radiation for viruses, bacteria and protozoan (oo) cysts in water: a review. Water research. 40(1) 3-22.
  4. Beck, S.E., Ryu, H., Boczek, L.A., Cashdollar, J.L., Jeanis, K.M., Rosenblum, J.S., Lawal, O.R., Linden, K.G. (2017). Evaluating UV-C LED disinfection performance and investigating potential dual-wavelength synergy. Water Research. 109, 207–216.
  5. Koivunen, J., Heinonen-Tanski, H. (2005). Inactivation of enteric microorganisms with chemical disinfectants, UV irradiation and combined chemical/UV treatments. Water Research. 39, 1519–1526.
  6. Catherman R. (2008). Using ultraviolet to disinfect household drinking water, Director of Safe Water Development MEDRIX™.
  7. Imai T., Zhu H. (2011). Improvement of oxygen transfer efficiency in diffused aeration systems using liquid-film-forming apparatus in Mass Transfer—Advanced Aspects, H. Nakajima, Ed. INTECH 341–370.