ẢNH HƯỞNG CỦA THAN TRẤU VÀ THAN TRE ĐẾN SỰ PHÁT THẢI KHÍ CH4 VÀ N2O TỪ ĐẤT PHÙ SA TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tóm tắt

Sử dụng biochar là một giải pháp tiềm năng để giảm phát thải khí nhà kính. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh hiệu quả của than trấu và than tre để giảm phát thải CH4 và N2O trên đất lúa trong hai điều kiện: ngập nước liên tục và ngập khô xen kẽ. Nghiên cứu gồm hai thí nghiệm: (i) đất phù sa trồng lúa ngập nước hoàn toàn; (ii) đất phù sa trồng lúa có ẩm độ 90%. Mỗi thí nghiệm được bố trí gồm bảy nghiệm thức với hai loại than (i) than trấu và (ii) than tre với ba mức than bổ sung 0,1, 0,2 và 0,5% và đối chứng (không bón than). Trong điều kiện ngập nước liên tục, phát thải CH4 là quá trình phát thải chính và ngược lại trong điều kiện đất có ẩm độ 90% thì N2O phát thải chính. Bón than trấu với tỷ lệ 0,2 và 0,5% cho hiệu quả giảm phát thải CH4 27,66–45,19% so với đối chứng (p < 0,05). Bón than trấu giúp giảm tổng lượng phát thải N2O 5,9–9,6 lần và bón than tre giảm 4,1–5,9 lần so với đối chứng (p < 0,05). Bón than trấu với mức 0,5% cho hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính CO2eq tốt nhất, thấp hơn 8,9 lần so với đối chứng và thấp hơn 50,3% so với than tre trong cùng tỷ lệ.

https://doi.org/10.26459/hueunijese.v131i4A.6344
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Array