HIỆN TRẠNG TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA CHẤT TẠI CÁC KHU VỰC KHAI THÁC VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về hiện trạng tai biến môi trường địa chất tại các khu vực khai thác vật liệu xây dựng tự nhiên ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở lấy mẫu phân tích đợt 1 (9/2019) cho thấy nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm một số các thông số như độ pH, COD, BOD5 và Pb. Điều đáng báo động ở đây là hàm lượng Pb trong nước mặt vượt giới hạn cho phép 45 - 1380 lần và trong nước ngầm là 190 - 710 lần, đều ở mức ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân của sự tăng cao hàm lượng này có thể do bản thân môi trường địa chất khu vực đã chứa hàm lượng cao nguyên tố này và các hoạt động khai thác cũng có thể góp phần không nhỏ tới sự phân tán Pb vào môi trường. Tuy nhiên, kết quả lấy mẫu phân tích đợt 2 (11/2020) cho thấy ngoại trừ pH, tất cả các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Các kết quả này có giá trị khác biệt so với kết quả phân tích đợt 1. Nguyên nhân là do đợt lấy mẫu này được thực hiện sau đợt mưa lũ lịch sử (10 – 11/2020), các nguồn nước đã được pha loãng bởi nước mưa dẫn đến các chỉ tiêu phân tích đều hạ thấp. Bên cạnh các mẫu nước mặt, nước ngầm, các mẫu đất (trầm tích mặt) được lấy vào đợt 1 (09/2019) cũng có giá trị các chỉ tiêu phân tích cao hơn nhiều so với các được lấy vào đợt 2 (11/2020). Nguyên nhân cũng là do đợt mưa lũ lịch sử (10 – 11/2020) đã rửa trôi các trầm tích mặt. Mặt khác, hoạt động khai thác khoáng sản còn là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, làm biến đổi cảnh quan thiên nhiên, thay đổi địa hình - địa mạo của nhiều điểm trong khu vực.

https://doi.org/10.26459/hueunijese.v130i4B.6438
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2021 Array