ĐẶC ĐIỂM VỎ PHONG HOÁ TRÊN ĐÁ GRANODIORIT PHỨC HỆ BẾN GIẰNG – QUẾ SƠN KHU VỰC NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ

Tóm tắt

Bài báo giới thiệu đặc điểm cơ bản của vỏ phong hoá phát triển trên đá granodiorit phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn ở khu vực Nam Đông, Thừa Thiên Huế, bao gồm tính phân đới, thành phần hoá học – khoáng vật, thành phần hạt và tính chất cơ lý. Kết quả cho thấy các đá granodiorit ở khu vực bị phong hoá mạnh, tạo tầng phong hoá dày 8–10 m và phân đới tương đối rõ. Vỏ phong hoá thuộc kiểu SiAlFe với hàm lượng nhôm cao (24,5%), kiềm rất thấp (0,1% CaO va 0,1% Na2O) và chỉ số phong hoá hoá học cao (CIA: 91,9). Sản phẩm phong hoá ở các đới chủ yếu là đất sét và đất sét pha, hàm lượng nhóm hạt sét – bụi trong đới phong hoá hoàn toàn là 65,7–87,8% và giảm dần theo chiều sâu. Khoáng vật sét chủ yếu gồm kaolinit, illit và allophan/imogolit. Thành phần hạt và các tính chất cơ lý của đất (độ ẩm, khối lượng thể tích tự nhiên, độ rỗng và độ bão hoà) có xu hướng tăng dần khi xuống sâu. Ngoài ra, vào mùa mưa, các giá trị này đều gia tăng, đặc biệt khi có mưa lớn và kéo dài, khiến cho đất mất cân bằng và thường xuyên gây trượt lở trên mái dốc dọc các tuyến giao thông của địa bàn.

https://doi.org/10.26459/hueunijese.v131i4A.6633
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2023 Array