DẪN LIỆU VỀ PHÙ DU (BỘ PHÙ DU: LỚP CÔN TRÙNG) Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC
PDF

Từ khóa

thành phần loài
phân bố
Phù du
Trạm ĐDSH Mê Linh
tỉnh Vĩnh Phúc

Cách trích dẫn

1.
Hiếu NV, Thảo NP, Mạnh NX. DẪN LIỆU VỀ PHÙ DU (BỘ PHÙ DU: LỚP CÔN TRÙNG) Ở TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, TỈNH VĨNH PHÚC. hueuni-jns [Internet]. 6 Tháng Sáu 2018 [cited 18 Tháng Năm 2024];127(1B):27-3. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/4633

Tóm tắt

Trạm Đa dạng sinh học (ĐDSH) Mê Linh có diện tích khoảng 170,3 ha; là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo. Thủy vực dạng suối trong Trạm khá phong phú và có nước quanh năm, độ che phủ của suối khá lớn, nền đáy của suối tương đối đa dạng…điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển các loài côn trùng thủy sinh trong đó có các loài Phù du. Tuy nhiên, các nghiên cứu về Phù du ở khu vực này còn ít và tản mạn. Nghiên cứu này nhằm cung cấp những dẫn liệu đầy đủ hơn về Phù du ở khu vực nói trên. Kết quả phân tích và định loại mẫu vật đã xác định được 28 loài thuộc 19 giống của 9 họ thuộc bộ Phù du. Trong đó họ Baetidae có số lượng loài nhiều nhất với 10 loài. Tiếp đến là họ Heptageniidae với 5 loài; các họ Leptophlebiidae, Ephemerellidae, Caenidae, Ephemeridae, Polymitacryidae, Teloganellidae và Teloganodidae có số lượng loài ít, dao động từ 1 đến 3 loài. Nghiên cứu đã xác định được 28 loài Phù du thuộc 4 nhóm dinh dưỡng chức năng: nhóm thu gom, nhóm cào nạo, nhóm ăn thịt và nhóm cắt xé, trong đó 2 nhóm: nhóm thu gom và nhóm cào nạo chiếm ưu thế. Ngoài ra bài báo còn cung cấp các dẫn liệu về phân bố của Phù du theo mùa và một số đặc điểm quần xã Phù du là cơ sở cho công tác bảo tồn các loài Phù du ở khu vực nghiên cứu.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jns.v127i1B.4633
PDF
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2018 Array