ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT VI KHUẨN LAM ĐẾN NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY LAN HOÀNG THẢO GIẢ HẠC (Dendrobium anosmum Lindl.)
PDF

Từ khóa

Dendrobium anosmum
dịch chiết vi khuẩn lam
nhân giống in vitro
nhân nhanh chồi
tạo rễ cyanobacterial extract
in vitro propagation
shoot multiplication
rooting

Cách trích dẫn

1.
Trương TBP, Tống VBT, Phan TTN, Nguyễn Đức T, Lâm TNT, Hoàng TKH, Nguyễn TTL. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT VI KHUẨN LAM ĐẾN NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY LAN HOÀNG THẢO GIẢ HẠC (Dendrobium anosmum Lindl.). hueuni-jns [Internet]. 30 Tháng Chín 2022 [cited 24 Tháng Mười-Một 2024];131(1C):73-82. Available at: https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ns/article/view/6564

Tóm tắt

Protocorm của cây lan Hoàng thảo Giả hạc (Dendrobium anosmum Lindl.) bốn tuần tuổi được sử dụng để làm vật liệu khởi đầu cho nhân giống in vitro. Dịch chiết gốc vi khuẩn lam Arthrospira sp. được tạo thành bằng cách nghiền 1 g sinh khối tươi trong 100 mL nước cất. Kết quả cho thấy dịch chiết vi khuẩn lam có tác dụng tăng cường sự nhân chồi và ra rễ của cây lan Hoàng thảo Giả hạc nuôi cấy in vitro. Môi trường MS cơ bản bổ sung 6 g·L–1 agar, 30 g·L–1 saccharose và 1,5 mg·L–1 BAP kết hợp với 20 mL·L–1 dịch chiết vi khuẩn lam thích hợp cho sự nhân protocorm và môi trường tối ưu cho nhân chồi. Đường kính cụm protocorm thu được là 2,43 cm. Môi trường MS cơ bản bổ sung 6 g·L–1 agar, 30 g·L–1 saccharose và 1,0 mg·L–1 BAP kết hợp với 20 mL·L–1 dịch chiết vi khuẩn lam là môi trường tối ưu cho nhân chồi, số chồi/mẫu đạt 4,7; chồi cao 1,37 cm. Môi trường MS cơ bản bổ sung 6 g·L–1 agar, 30 g·L–1 saccharose và 1,5 mg·L–1 NAA kết hợp với 30 mL·L–1 dịch chiết vi khuẩn lam thích hợp nhất cho tạo rễ từ chồi in vitro với 4,87 rễ/chồi; chiều dài rễ là 0,74 cm và chiều cao chồi là 2,76 cm. Kết quả này sẽ mở ra triển vọng ứng dụng dịch chiết vi khuẩn lam giúp giảm chi phí trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật.

https://doi.org/10.26459/hueunijns.v131i1C.6564
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Özgen M, Türet M, Altınok S, Sancak C. Efficient callus induction and plant regeneration from mature embryo culture of winter wheat (Triticum aestivum L.) genotypes. Plant Cell Reports. 1998;18(3):331-5.
  2. Savangikar VA. Role of low cost options in tissue culture. International Atomic Energy Agency (IAEA); 2004. Report No.: 1011-4289 92-0-115903-X Contract No.: IAEA-TECDOC--1384.
  3. Hussain A, Hasnain S. Comparative assessment of the efficacy of bacterial and cyanobacterial phytohormones in plant tissue culture. World Journal of Microbiology and Biotechnology. 2012;28(4):1459-66.
  4. Stirk WA, Ördög V, Van Staden J, Jäger K. Cytokinin-and auxin-like activity in Cyanophyta and microalgae. Journal of Applied phycology. 2002;14(3):215-21.
  5. Singh DP, Prabha R, Yandigeri MS, Arora DK. Cyanobacteria-mediated phenylpropanoids and phytohormones in rice (Oryza sativa) enhance plant growth and stress tolerance. Antonie Van Leeuwenhoek. 2011;100(4):557-68.
  6. Shanab S, Saker MM, Abdel-Rahman MHM. Crude extracts of some fresh water Cyanobacteria have auxin like activity on potato tissue culture. Arab J Biotechnol. 2003;6(2):297-312.
  7. Boopathi T, Balamurugan V, Gopinath S, Sundararaman M. Characterization of IAA production by the mangrove cyanobacterium Phormidium sp. MI405019 and its influence on tobacco seed germination and organogenesis. Journal of plant growth regulation. 2013;32(4):758-66.
  8. Cúc NT, Kết NV, Nhựt DT, Lý NTK. Nghiên cứu ảnh hưhng của một số hợp chất hữu cơ lên quá trình sinh trưhng và phát triển cây lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in vitro. Tạp chí Sinh học. 2014;36(1se):250-6.
  9. Kotai J. Instructions for preparation of modified nutrient solution Z8 for algae. Norwegian Institute for Water Research, Oslo. 1972;11(69):5.
  10. Metting B, Pyne JW. Biologically active compounds from microalgae. Enzyme and Microbial Technology. 1986;8(7):386-94.
  11. Zaccaro MC, Kato A, Zulpa G, Storni MM, Steyerthal N, Lobasso K, et al. Bioactivity of Scytonema hofmanni (Cyanobacteria) in Lilium alexandrae in vitro propagation. Electronic Journal of Biotechnology. 2006;9(3):211-214.
  12. Banerjee M, Sarkar P. In vitro callusing in Stevia rebaudiana Bertoni using cyanobacterial media-a novel approach to tissue culture. International Journal of Integrative Biology. 2008;3(3):163-8.
  13. Mehta J, Kumar V, Syedy M, Upadhyay D, Ansari R, Bisht V, et al. In vitro shoot regeneration of Bacopa monnieri (L.) using cyanobacterial media—a novel approach and effect of phytoregulators on in vitro micropropagation. Asian J Plant Sci Res. 2012;2:699-706.
  14. Ghasolia B, Shandilya D, Maheshwari R. Multiple shoot regeneration of Bacopa monnieri (L.) using cyanobacterial media—a novel approach and effect of phytoregulators on in vitro micropropagation. Int J Recent Biotechnol. 2013;1(2):27-33.
  15. Banerjee M, Modi P. Micropropagation of Bacopa monnieri using cyanobacterial liquid medium. Plant Tissue Culture and Biotechnology. 2010;20(2):225-31.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2022 Array