PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN: TRƯỜNG HỢP HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

Abstract

Cao su tiểu điền được xem là mô hình sản xuất  đầy triển vọng, và có hiệu quả kinh tế đối với các nông hộ tại huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với chu kỳ kinh doanh 30 năm, thông qua phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, kinh doanh cao su của các nông hộ đem lại giá trị hiện tại thuần đạt 214,60 triệu đồng/ha tại mức chiết khấu 10%; hệ số hồi vốn nội bộ ước tình gần 29%, và tỷ suất lợi ích trên chi phí lên đến 1,68 lần. Mặt khác, phân tích độ nhạy cho thấy, hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền (qua các chỉ tiêu NPV, IRR, và BCR) chịu ảnh hưởng bởi biến động của suất chiết khấu, chu kỳ kinh doanh, năng suất mủ cao su, và tổng chi phí bình quân trên 1 hectar cao su. Trên cơ sở các kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cao su tiểu điền. Các đề xuất tập trung vào hoàn thiện quy hoạch vùng trồng cao su, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất cho nông hộ, hỗ trợ vốn vay cũng như các yếu tố đầu vào trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các nông hộ trồng cao su.

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v90i2.3354