VẤN ĐỀ NHÂN VẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX

Abstract

Nhân vật có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Hiện nay, các nhà nghiên cứu có những quan điểm tiếp cận và có những quan niệm khác nhau về nhân vật. Xuất phát từ sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, văn học Việt Nam cuối thế kỷ XX đã xây dựng một thế giới nhân vật mới mẻ và phong phú. Thế giới nhân vật ấy đã thực sự phá vỡ khung cấu trúc của nhân vật truyền thống. Bài viết đi sâu tìm hiểu một số dạng nhân vật thường gặp để thấy sự đa dạng trong việc xây dựng nhân vật của văn học thời kỳ này: Nhân vật đa diện, nhân vật tự nhận thức, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt...

Đa dạng hóa các “kiểu hình” nhân vật, các nhà văn thể hiện khả năng phát hiện và phản ánh một cách chân thực, sinh động sự phức tạp của hiện thực đời sống, cũng như số phận con người.

Từ khóa: nhân vật, đổi mới, nhân vật đa diện, nhân vật tự nhận thức, nhân vật tha hóa, … 

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v76i7.3540