VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THƯƠNG MẠI MANILA (PHILIPPINES) THẾ KỈ XVI, XVII

Abstract

Thế kỉ XVI, XVII được xem là giai đoạn mang tính bước ngoặt trong lịch sử giao thương khu vực Đông Nam Á. Sự có mặt của các nước phương Tây đã thúc đẩy các nước Đông Nam Á dự nhập ngày càng sâu vào thương mại quốc tế. Một trong những hệ quả của nó là sự ra đời các trung tâm thương mại lớn ở Đông Nam Á như Batavia, Sumatra, Ayuthaya, Phố Hiến, Hội An, Manila,… Sự ra đời và phát triển của các đô thị thương mại này có vai trò đóng góp của cộng đồng người Hoa di trú. Trong trường hợp Manila, vai trò đó được thể hiện trên ba khía cạnh. Thứ nhất, sự có mặt một cách thường xuyên của người Hoa là nhân tố chủ yếu thúc đấy Tây Ban Nha thiết lập khu định cư ở Manila; Thứ hai, người Hoa đóng vai trò cầu nối thương mại giữa Philippines và Trung Quốc. Cuối cùng, người Hoa là lực lượng lao động cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho cư dân của đô thị Manila.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v129i6C.5726
PDF (Vietnamese)

References

  1. Barker, Tom, “Silver, silk and Manila: Factors leading to the Manila Galleon trade”, repository. Library.csuci.edu/jspui/…/37/4/TBManila Galleon.pdf
  2. Blair, E, H. and Robertson (1903-1909), The Philippine Islands (1493 - 1898), vol 3, Clereland, Ohio
  3. Chan, Albert (1978), “Chinese-Philippine Relations in the Late Sixteenth Century and to 1603”, Philippine Studies vol 26, no.1-2, p.51-82
  4. Hall, D.G. E. (1997), Lịch sử Đông Nam Á, (bản dịch của Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
  5. Dương Văn Huy (2010), “Thương cảng Manila (Philippines) thế kỉ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr.19-31.
  6. Dương Văn Huy (2011), “Người Hoa ở Philippin dưới thời thuộc Tây Ban Nha (1565-1898)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2, tr.20-34.
  7. Legarda, Benito JR (1955), “Two and a half centuries of the Galleon trade”, Philippines studies vol.3,no.4, tr.345-372
  8. Pinto, Paulo Jorge de Sousa (2014), “Manila, Macao and Chinese networks in South China Sea: adaptive strategies of cooperation and survial (sixteenth to seventeenth centuries)”, Anais de Historia de Alem-Mar XV, p.79-100
  9. Purcell, Victor (1965), The Chinese in Southeast Asia, Oxford University Press, London
  10. Stanley. Hon.H.E.J (1868), The Philippine Island, Moluccas, Siam, Cambodia, Japan and China at the Close of the sixteenth Century by Antonio de Morga, Hakluyt Society, London
  11. Schurz, William Lytle (1959), The Manila Galleon, Dutton & Co, NewYork.
  12. Zaide, Soria.M (1999), The Philippin – A Unique Nation, All nation publishing Co. Inc, Quezon City.