LIÊN THÔNG CÁC HỌC PHẦN CHUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Abstract

Nghiên cứu này tìm hiểu về thực trạng việc xây dựng các học phần chung trong các chương trình đào tạo tại Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được lấy từ kết quả khảo sát 147 chương trình đào tạo đại học mà Ban Đào tạo và Công tác sinh viên đang quản lý. Nghiên cứu đã sử dụng các phép toán thống kê phần trăm để lọc bỏ các học phần chuyên biệt, riêng và chuyên ngành sâu từ các chương trình đào tạo, chỉ lọc các học phần chung khối kiến thức giáo dục đại cương và khối các học phần kiến thức cơ sở ngành để phân tích, đánh giá. Các số liệu và ý kiến nhận xét được tổng hợp từ các ý kiến nhận xét chương trình đào tạo đại học của các chuyên gia, các cán bộ quản lý các phòng đào tạo đại học của các đơn vị thành viên và ý kiến cá nhân các tác giả. Thực tế là có nhiều học phần chung trong các chương trình là giống nhau nhưng khi sinh viên tích lũy đủ thì không chuyển đổi liên thông ngang công nhận lẫn nhau, làm mất đi tính được tự do lựa chọn của người học và tính thống nhất trong quản lý cấp ĐHH
https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6D.5779
PDF

References

  1. Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
  2. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Quy chế 43).
  3. Quyết định số 06/VBHN-BGDĐTngày 04 tháng 3 năm 2014 ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.
  4. Thông tư số 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
  5. Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19 tháng 7 năm 2019 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị mới trong hệ thống giáo dục quốc dân từ khóa tuyển sinh năm 2019.
  6. Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
  7. Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam.
  8. Trexler C.J., 2008, Hệ thống tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kỳ: Lịch sử phát triển, Định nghĩa và cơ chế hoạt động, trong Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 11/2008 (đăng lại trên trang web http://ceea.ier.edu.vn/toa-dam-hoi-thao/ tham khảo ngày 22/1/2010
  9. Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy.
  10. Thông tư số 07/TT-BGDĐT ngày 16/04/2015 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
  11. Quyết định số 900/QĐ-ĐHH ngày 23/8/2017 của Giám đốc Đại học Huế ban hành quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Đại học Huế.