YẾU TỐ NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT HỒI ỨC VỀ NHỮNG CÔ GÁI ĐIẾM BUỒN CỦA TÔI CỦA G.G.MARQUEZ

Tóm tắt

Áp dụng lý thuyết của M.Bakhtin về những đặc trưng của nền văn hóa trào tiếu dân gian, chúng tôi đã chứng minh tiểu thuyết Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi của G.G.Marquez là sự kế tục và phục hưng truyền thống văn hóa đặc sắc ấy trong thời hậu hiện đại. Từ hai đặc trưng nghệ thuật chính là ngôn ngữ nghịch dị (nguyền rủa, chửi mắng, thề độc, khen ngợi nhị chức năng, chuyển giọng đột ngột, con số nghịch dị, văn phong nhại) và không – thời gian nghịch dị (không gian nhà chứa, thời gian thân thể, thời gian hiện tại, thời gian đối lập già – trẻ, sống – chết…), bài viết đã làm rõ mã thẩm mỹ đặc thù của tác phẩm, xóa bỏ những định kiến và khoảng cách thẩm mỹ với người đọc đương đại. Qua những phát hiện trên, bài viết nỗ lực khám phá tính chất nhân văn của tiểu thuyết Marquez, với tư cách sự kế thừa xuất sắc nền tảng nền văn hóa trào tiếu dân gian Trung cổ và Phục hưng, cũng như dấu ấn hậu hiện đại và phong cách cá nhân của tác giả.

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v86i8.3369