Tóm tắt
Thiết chế xã hội vùng đầm phá Thừa Thiên Huế trải qua hàng trăm năm đã đóng một vai trò quan trọng, có chức năng điều hòa và kiểm soát rất hiệu quả các tác động của con người lên vùng đầm phá thông qua hệ thống gia đình, dòng họ, làng vạn và các niềm tin, phong tục tập quán, các chuẩn mực ứng xử… Vận dụng những giá trị của thiết chế xã hội truyền thống vào quản lý đầm phá Thừa Thiên Huế là một nội dung phù hợp với định hướng quản lý lấy cộng đồng làm trọng tâm trong bối cảnh hiện nay.
Tài liệu tham khảo
- Trần Đình Bình (2001), Đời sống kinh tế - xã hội cư dân đầm phá Bắc Tam Giang TTH, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, Huế.
- Nguyễn Quang Vinh Bình (2008), Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏ tỉnh TTH, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật, trường Đại học Nha Trang, Nha Trang.
- Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về vấn đề làng xã Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Trần Đình Hằng (2008), “Làng xã truyền thống với việc quản lý mặt nước vùng đầm phá Tam Giang, sông Hương”, Thông tin Khoa học (tháng 3), Phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Huế, tr. 23 – 44.
- Bùi Thị Tân, Nguyễn Xuân Hồng (2003), “Nuôi trồng thủy sản ở đầm phá TTH dưới góc độ kinh tế - xã hội và môi trường”, Hiểu biết để phát triển bền vững, tr. 129 – 140.
- Nguyễn Duy Thiệu (2002), Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Thông (Cb) (2007), Mạch sống của hương ước trong làng Việt Trung bộ (Dẫn liệu từ làng xã ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, TTH), Nxb Thuận Hóa, Huế.
- Nguyễn Quang Trung Tiến (2005), “Quá trình tụ cư khai thác mặt nước của cư dân đầm phá Hóa Châu - TTH”, Cố đô Huế - Xưa và Nay, tr. 83 – 91.
- Trần Văn Tuấn (1997), “Tìm hiểu luật lệ bất thành văn của ngư dân vùng đầm phá phía Nam tỉnh TTH”, Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 (1995-1997), Dự án nghiên cứu quản lý nguồn lợi sinh học đầm phá TG-CH.