GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VỚI TRỤC HUẾ – HÀ NỘI – SÀI GÒN
PDF

Từ khóa

movement, Buddhist education, Hue – Hanoi – Saigon, Hue Buddhism, Buddhist culture dịch chuyển, giáo dục Phật giáo, Huế – Hà Nội – Sài Gòn, Phật giáo Huế, văn hóa Phật giáo

Tóm tắt

Phật giáo và văn hóa Phật giáo Việt Nam là một bộ phận của văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo gắn liền với giáo dục Phật giáo, đồng thời gắn liền với từng địa phương. Bài báo trình bày sự lưu chuyển và hình thành nền giáo dục Phật giáo dọc theo trục Huế – Hà Nội – Sài Gòn qua các thời kỳ, tạo nên những đặc trưng văn hóa Phật giáo riêng cho từng vùng. Tác giả tập trung vào bốn dòng dịch chuyển chính đã làm nên giáo dục Phật giáo Việt Nam nói chung và giáo dục Phật giáo Huế nói riêng, gồm (1) Dòng dịch chuyển hội tụ: Nam → Huế ← Bắc; (2) Dòng dịch chuyển song chiều: Sài Gòn → Huế → Hà Nội; (3) Dòng dịch chuyển đơn chiều: Huế → Sài Gòn; (4) Dòng dịch chuyển đa chiều: Sài Gòn ↔ Huế ↔ Hà Nội. Trong quá trình dịch chuyển này và với chức năng là trung tâm địa lý cũng như chính trị và văn hóa của đất nước trong một thời gian dài, Huế đã tiếp nhận, sàng lọc và tiếp thu văn hóa Phật giáo từ các vùng khác để tạo nên một nét đặc thù cho Phật giáo Huế và thiết lập nên Dòng Thiền Liễu Quán bên cạnh Dòng Thiền Trúc Lâm của Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở miền Bắc.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6054
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Các tạp chí: Viên Âm, Duy Tâm Phật học, Đuốc Tuệ những số liên quan đến giáo dục.
  2. Tạp chí Phương Tiện, 1949–1952.
  3. Nguyễn Lang : Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 3, Nxb. Văn học Hà Nội, 1994.
  4. Thích Hải Ấn và Hà Quang Liêm : Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001.