HÀ NỘI – HUẾ – SÀI GÒN TRONG CÔNG CUỘC MỞ CÕI PHƯƠNG NAM, HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (1069–1802)
PDF

Từ khóa

Hà Nội, Huế, mở cõi, Phú Xuân, Sài Gòn, thống nhất đất nước Hanoi, Hue, expansion, territory, Phu Xuan, Saigon, unification

Tóm tắt

Việt Nam là quốc gia có lịch sử dựng nước sớm với ba trung tâm Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung và Óc Eo ở miền Nam. Trong quá trình lịch sử lâu dài, ba trung tâm này cố kết, quy tụ thành một khối thống nhất từng bước trở thành khuynh hướng phát triển chủ đạo. Đến thế kỷ XI, kinh đô Thăng Long (Hà Nội) là đại diện tiêu biểu, điểm khởi phát công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Tiếp nối Phú Xuân (Huế) từ thế kỷ XIV và Gia Định (Sài Gòn) từ thế kỷ XVII đã trực tiếp nhân lên các nguồn lực, quyết định thành công của công cuộc mở cõi và định cõi phương Nam của quốc gia Đại Việt – Việt Nam vào giữa thế kỷ XVIII. Phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đã bước đầu vươn lên làm nhiệm vụ thống nhất đất nước, nhưng chưa thật đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Sứ mệnh thống nhất toàn bộ non sông đất nước đã được giao ngược trở lại cho Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh đã dầy công xây dựng Gia Định thành đất căn bản, hậu phương vững chắc, tiến ra thu phục kinh đô Huế và kinh thành Thăng Long, hoàn thành trọn vẹn chặng đường 733 năm mở cõi phương Nam (1069–1802), thống nhất toàn bộ non sông đất nước về một mối.

Hà Nội – Huế – Sài Gòn trong mối tương quan và hỗ trợ lẫn nhau đã trở thành ba trụ cột quyết định mọi thành công trong suốt trường kỳ lịch sử và trong mỗi chặng đường mở cõi, định cõi, thống nhất đất nước, thống nhất quốc gia dân tộc Việt Nam.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.6058
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. International Symposium The An Khe Paleolithic Industry within the Context of Bifacial Industries from ASIA, An Khe, Gia Lai, Vietnam, Marth 29, 30, 2019, Tr. 15.
  2. Phan Bội Châu (1962), Việt Nam quốc sử khảo, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tr. 21, 22.
  3. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tập 1, Tr. 275.
  4. Đào Duy Anh (2017), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 201.
  5. Đại Việt sử ký toàn thư (1993), Tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 90, 91.
  6. G. Maspe’ro (1904), L’empire Khmer, Histoire et documents, Phnom Penh, p. 61.
  7. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tập 1, Tr. 111.
  8. Lê Quý Đôn (1977), Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tập 1 (Phủ Biên tạp lục), Tr. 120.
  9. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tr. 122.
  10. Sđd., Tr. 166.
  11. Phan Huy Lê (2018), Công cuộc khôi phục thống nhất quốc gia cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, trong Mấy vấn đề sử học Việt Nam cần làm sáng tỏ, Nxb. Hồng Đức, tạp chí Xưa & Nay, Tr. 16.
  12. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tr. 270.
  13. Sđd., Tr. 257.
  14. Sđd., Tr. 441.
  15. Quốc sử quán triều Nguyễn (1969), Đại Nam nhất thống chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tập 1, Tr. 17.
  16. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, Tr. 487.
  17. Sđd., Tr. 491.
  18. Sđd., Tr. 501.
  19. Sđd., Tr. 503.
  20. Sđd., Tr. 528.
  21. Sđd., Tr. 535.
  22. Sđd., Tr. 588.
  23. Sđd., Tr. 543.
  24. Quốc sử quán triều Nguyễn (1971), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 166.
  25. Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Anh hùng, vì Hòa bình (2010), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, Tr. 92.
  26. Phan Huy Lê (2018), Công cuộc khôi phục thống nhất quốc gia cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, trong Mấy vấn đề sử học Việt Nam cần làm sáng tỏ, Nxb. Hồng Đức, Tạp chí Xưa & Nay, Tr. 20.
  27. Quốc sử quán triều Nguyễn (1969), Đại Nam nhất thống chí, Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr. 14, 15.