HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC VÀ MÔ HÌNH TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH
PDF (English)

Từ khóa

Mô hình hóa mô hình thực, mô hình toán học, khung hỗ trợ học tập

Tóm tắt

Mô hình hóa toán học là một quá trình phức tạp đòi hỏi học sinh phải có nhiều năng lực khác nhau trong các lĩnh vực toán học khác nhau cũng như có kiến thức liên quan đến các tình huống thực tế được xem xét. Người bắt đầu làm mô hình hóa thường gặp những khó khăn liên quan đến ba giai đoạn cần đưa ra chiến lược của quá trình này cụ thể là xây dựng mô hình thực, xây dựng mô hình toán và giải quyết bài toán. Trong nghiên cứu này, dựa trên quy trình toán học hóa chú trọng đến việc dự kiến các chiến lược hữu ích về toán học của Niss (2010), chúng tôi đã điều chỉnh bộ câu hỏi của Stillman và các cộng sự (2015) để làm khung hỗ trợ học tập, giúp những người bắt đầu làm quen với mô hình hóa định hướng, hình thành và thực hiện các chiến lược xây dựng mô hình thực, mô hình toán học, cũng như giải quyết bài toán. Kết quả của nghiên cứu bước đầu cho thấy khung hỗ trợ học tập đã giúp học sinh tiến bộ dần dần trong việc xây dựng mô hình thực, mô hình toán và giải toán, rút ngắn thời gian làm quen cũng như hình thành năng lực mô hình hóa của các em.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6E.6336
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Azevedo, R., & Hadwin, A. F. (2005). Scaffolding self-regulated learning and metacognition—implications for the design of computer-based scaffolds. Instructional Science, 33(5), 367–379.
  2. Blomhøj, M., & Højgaard Jensen, T. (2007). What’s all the fuss about competencies? In W. Blum,P. L. Galbraith, H.-W. Henn, & M. Niss (Eds.), Modelling and applications in mathematicseducation: The 14th ICMI study(pp. 45–56). New York: Springer.
  3. Blum, W. (2011). Can modelling be taught and learnt? Some answers from empirical research. In G. Kaiser, W. Blum, R. Borromeo Ferri, & G. Stillman (Eds.), Trends in the teaching and learning of mathematical modelling—Proceedings of ICTMA14 (pp. 15–30). New York: Springer.
  4. Galbraith, P., & Stillman, G. (2006). A framework for identifying student blockages during transitions in the modelling process. ZDM, 38(2), 143-162.
  5. Kaiser, G., Blum, W., Ferri, R. B., & Stillman, G. (Eds.). (2011). Trends in teaching and learning of mathematical modelling: ICTMA14 (Vol. 1). Springer Science & Business Media.
  6. Maaβ, K. (2006). What are modelling competencies? ZDM, 38(2), 113–142.
  7. Niss, M. (2003). Mathematical competencies and the learning of mathematics: The Danish KOM project. In A. Gagatsis & S. Papastavridis (Eds.), 3rd Mediterranean Conference on Mathematical Education (pp. 115–124). Athens: The Hellenic Mathematical Society
  8. Niss, M. (2010). Modeling a crucial aspect of students’ mathematical modeling. In R. Lesh, P. Galbraith, C. R. Haines, & A. Hurford (Eds.), Modelling students’ mathematical competencies (pp. 43–59). New York: Springer.
  9. Puntambekar, S., & Hubscher, R. (2005). Tools for scaffolding students in a complex learning environment: what have we gained and what have we missed? Educational Psychologist, 40(1), 1–12.
  10. Schukajlow, S., Kolter, J., & Blum, W. (2015). Scaffolding mathematical modelling with a solution plan. ZDM, 47(7), 1241-1254.
  11. Smit, J., van Eerde, H. A. A., & Bakker, A. (2013). A conceptualisation of whole-class scaffolding. British Educational Research Journal, 39(5), 817–834.
  12. Stillman, G. A., Brown, J. P., & Geiger, V. (2015). Facilitating mathematisation in modelling by beginning modellers in secondary school. In Mathematical modelling in education research and practice (pp. 93-104). Springer, Cham.
  13. Tharp, R., & Gallimore, R. (1988). Rousing minds to life: teaching, learning, and schooling in social context. Cambridge: Cambridge University Press.
  14. Van Merriënboer, J. J. (1997). Training complex cognitive skills: a four-component instructional design model for technical training. Educational Technology.