Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu thực trạng hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo của Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 60 viên chức quản lý, giảng viên, chuyên viên và 60 sinh viên ngành Sư phạm giáo dục thể chất đang công tác, học tập tại Khoa Giáo dục thể chất - Đại học Huế, số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung, hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo của Khoa Giáo dục thể chất được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, vẫn còn không ít nội dung liên quan đến bảo đảm chất lượng về tuyển sinh và nhập học, về thiết kế và rà soát chương trình đào tạo, về giảng dạy và học tập, về đánh giá người học, về các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học, về kết quả đào tạo cần được quan tâm cải tiến. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lý, các đối tượng có liên quan nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm chất lượng đào tạo trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
Tài liệu tham khảo
- Ban Chấp hành Trung ương (2013), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ban hành kèm theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017.
- Phạm Lê Cường (2016), Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Vinh.
- Nguyễn Khắc Tuệ (2017), Tiếp cận đảm bảo chất lượng trong việc xác định quan niệm và nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Tạp chí giáo dục, số 405, tr.20-25.
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Giáo dục đại học ngày 10 tháng 12 năm 2018.