NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC, THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
PDF (English)

Từ khóa

current reality, solutions, sport extra-curricular activities, Hue University students thực trạng, giải pháp, thể dục thể thao ngoại khóa, sinh viên Đại học Huế

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát thực trạng để làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thể dục, thể thao ngoại khóa (TDTTNK) cho sinh viên (SV) Đại học Huế trong bối cảnh hiện nay. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 40 cán bộ (CB), giảng viên (GV) và 459 SV thuộc Đại học Huế. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Từ kết quả điều tra thực trạng, kết hợp với sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm và phương pháp phân tích ma trận SWOT, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động TDTTNK cho SV Đại học Huế gồm: Tăng cường công tác truyền thông, vận động SV tham gia hoạt động TDTTNK thường xuyên; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, có kế hoạch tuyển dụng hợp lí để tăng cường nguồn nhân lực tổ chức hoạt động TDT NK; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục, thể thao (TDTT) để tăng cường cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ  hoạt động TDTT tại Đại học Huế; Đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức hoạt động TDTTNK cho SV; Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho CB, GV, SV khi tham gia hoạt động TDTTNK.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6B.6680
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020.
  2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2019), Thông tư số: 01/2019/TT-BVHTTDL quy định về đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2019.
  3. Phùng Xuân Dũng (2017), Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Thể Dục Thể Thao Hà Nội, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
  4. Finch H, Lewis J (2003). Focus groups. In: Ritchie J, Lewis J, eds. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2021 từ <https://mthoyibi.files.wordpress.com/2011/10/qualitative-research-practice_a-guide-for-social-science-students-and-researchers_jane-ritchie-and-jane-lewis-eds_20031.pdf>
  5. Nguyễn Gắng (2016), Nghiên cứu xây dựng mô hình CLB TDTT liên kết giữa Đại học Huế và các tổ chức TDTT trên địa bàn thành phố Huế, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội
  6. Lê Thanh Hà (2018), Nghiên cứu mô hình câu lạc bộ cầu lông trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  7. Hội TTĐH&CN Huế (2019), Báo cáo số 30/BC-HTT ngày 24 tháng 3 năm 2019 về Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kì 2012-2017, phương hướng hoạt động nhiệm kì 2017-2022.
  8. Võ Đình Hợp (2021), Nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong Đại học Đà Nẵng, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội
  9. Kenton, W. (2019), SWOT Analysis Definition. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020 từ <https://www.investopedia.com/terms/s/swot.asp>.
  10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật thể dục thể thao ngày 29 tháng 6 năm 2018.
  11. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ (2006), Lí luận giáo dục thể chất trong trường học, Nxb Thể Dục Thể Thao, Hà Nội.