Tóm tắt
Xác suất là một lĩnh vực toán học rất quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018 của Việt Nam, mạch kiến thức thống kê và xác suất có nhiều điểm mới và chiếm một vị trí quan trọng. Về mặt lịch sử và tri thức luận, có nhiều tiếp cận khác nhau đối với khái niệm xác suất. Việc kết hợp các tiếp cận này, đặc biệt là xác suất lý thuyết và xác suất thực nghiệm, vào chương trình và thực hành dạy học toán ở phổ thông là một vấn đề rất hữu ích. Mục tiêu của bài báo này là làm rõ nội dung và cách giới thiệu khái niệm xác suất lý thuyết, xác suất thực nghiệm và mối liên hệ giữa xác suất lý thuyết và xác suất thực nghiệm trong sách giáo khoa môn Toán trung học qua các lớp khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy xác suất lý thuyết và xác suất thực nghiệm được giới thiệu như hai khái niệm xác suất hoàn toàn khác nhau. Các khía cạnh liên quan đến xác suất thực nghiệm đã xuất hiện nhiều hơn trong các sách giáo khoa. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm và xác suất lý thuyết chưa được đề cập một cách rõ ràng và phù hợp trong các sách giáo khoa môn Toán. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đóng góp vào việc làm phong phú thêm vấn đề phát triển nghiệp vụ về dạy học xác suất cho giáo viên toán phổ thông hiện tại cũng như cho sinh viên sư phạm toán.
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tiếng Việt
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán,
- Nhà xuất bản giáo dục. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 32/2018/TT-BGDĐT.
- Hà Huy Khoái. (2021). Toán 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hà Huy Khoái. (2022a). Toán 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hà Huy Khoái. (2022b). Toán 10 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hà Huy Khoái. (2023a). Toán 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hà Huy Khoái. (2023b). Toán 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Nhà xuất bản Giáo dục.
- Tài liệu nước ngoài
- Charalambous, C., Delaney, S., Hui-Yu, H., & Mesa, V. (2010). A comparative
- analysis of the addition and subtraction of fractions in textbooks from three
- countries. Mathematical Thinking and Learning, 12, 117–151.
- Girard J-C. (2004). La liaison statistiques-probabilités dans l’enseignement. REPÈRES-IREM, 57, 83-91.
- Henry, M. (2009), «Emergence de la probabilité et enseignement : définition classique, approche fréquentiste et modélisation», Repères IREM, 74, 67–89.
- Ireland, S., & Watson, J. (2009). Building a connection between experimental and theoretical aspects of probability. International Electronic Journal of Mathematics Education, 4(30), 339–370. Retrieved from IEJME website: http://www.iejme.com/ 032009/main.htm
- Ishibashi, I. (2022). Analyzing experimental and theoretical probabilities in Japanese 7th and 8th grade textbooks. International Electronic Journal of Mathematics Education, 17(3). https://doi.org/10.29333/iejme/12061
- Konold, C., Madden, S., Pollatsek, A., Pfannkuch, M., Wild, C., Ziedins, I., Finzer, K., Horton, N. J., & Kazak, S. (2011). Conceptual challenges in coordinating theoretical and data-centered estimates of probability. Mathematical Thinking and Learning, 13(1-2), 68-86. https://doi.org/10.1080/10986065.2011.538299
- Pfannkuch, M., & Ziedins, I. (2014). A modelling perspective on probability. In E. J. Chernoff, & B. Sriraman (Eds.), Probabilistic thinking: Advances in mathematics education (101-116). Springer. https://doi.org/10.1007/978-94-007-7155-0_5
- Prodromou, T. (2012). Connecting experimental probability and theoretical probability. ZDM Mathematics Education, 44, 855–868. https://doi.org/10.1007/s11858-012-0469-z