Tóm tắt
Hoạt động mua bán nhà ở hình thành trong tương lai đang là một loại hình kinh doanh ngày càng phổ biến ở nước ta. Việc mua bán nhà ở hình thành trong tương lai cũng đồng thời là hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, hiện nay khung pháp lý đối với loại hình kinh doanh này vẫn còn chưa đồng bộ và hoàn thiện dẫn đến nhiều rủi ro cho bên mua, nhất là khi tranh chấp phát sinh xảy ra hoặc bên bán vi phạm hợp đồng. Trong bài viết này, các tác giả phân tích một số quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, chỉ ra một số bất cập, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của bên mua trong hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
- Quốc hội, Bộ luật dân sự năm 2015
- Quốc hội, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
- Quốc hội, Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020
- Quốc hội, Luật Nhà ở năm 2014
- Nguyễn Quang Tuyến, “Bình luận khoa học luật Kinh doanh bất động sản (hiện hành) Sửa đổi bổ sung năm 2020)”, Nxb: Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2020, tr 210.
- Hương Giang, "Bộ trưởng Xây dựng: “Có chủ đầu tư “lách luật” ký hợp đồng đặt cọc thu tiền khi chưa đủ điều kiện bán nhà”", https://thanhtra.com.vn/kinh-te/bat-dong-san/bo-truong-xay-dung-co-chu-dau-tu-lach-luat-ky-hop-dong-dat-coc-thu-tien-khi-chua-du-dieu-kien-ban-nha-209257.html, Truy cập ngày 10/9/2023.
- Tiến Long – Bảo Ngọc – Ngọc Hiển (2023), “Hướng tới thị trường bất động sản lành mạnh: cần bảo vệ quyền lợi người mua nhà,” https://tuoitre.vn/huong-toi-thi-truong-bat-dong-san-lanh-manh-can-bao-ve-nguoi-mua-nha-20230421091506739.htm, truy cập ngày 20/8/2023
- Châu Thị Khánh Vân, “Bảo vệ quyền lợi của người mua, người thuê mua khi bảo lãnh mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 7 (359)- tháng 4/2018.