Genetic diversity of giant mottled eel (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) by RAPD in Thua Thien Hue province, Vietnam

Tóm tắt

Cá chình là loài đặc sản, có giá trị kinh tế cao ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm. Tuy nhiên hiện nay, thông tin đầy đủ về loài cá này rất ít, và chúng thường được phân loại theo các đặc điểm hình thái như mảng sắc tố, số xương sống, v.v. Thậm chí rất khó để phân biệt cá thể này với cá thể khác ở một số loài, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử phân tích DNA đa hình nhân bản ngẫu nhiên (Random amplification of polymorphic DNA - RAPD) nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 48 cá thể cá Chình thu ở các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy sự đa dạng di truyền của các cá thể trong quần thể cá Chình nghiên cứu khá cao. Với 8 mồi ngẫu nhiên qua PCR thu được 77 băng DNA với 76 băng đa hình, kích thước băng dao động từ 170-2.500 bp, trong đó mồi S10 thể hiện sự đa dạng cao nhất với giá trị Ho đạt trung bình 0,563, tiếp đến là mồi S8 (Ho = 0,558). Sự đa dạng thấp nhất là ở mồi OPD5 (Ho = 0,300). Mồi OPG17 là mồi tạo ra nhiều băng đa hình nhất (13/13 băng) và mồi S3 cho sự đa hình các băng khuếch đại ít nhất (9/10 băng DNA). Hệ số đa dạng trong từng mồi ngẫu nhiên dao động từ khoảng 0,300 đến 0,563, trung bình là 0,433. Biến dị di truyền trong quần thể cá Chình là ngẫu nhiên. Sự sai khác trong di truyền có thể là do ảnh hưởng chủ yếu vào điều kiện sinh sản và nguồn gốc cá Chình khác nhau. Hệ số tương đồng di truyền giữa các cá thể cá Chình biến động từ 0,660-0,910 và chia thành hai nhóm chính ở hệ số tương đồng di truyền 0,660.

https://doi.org/10.26459/hueunijtt.v130i2B.6132
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo phép Creative Commons Ghi công 4.0 Giấy phép International .