ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUY HOẠCH MẠNG RFID

Tóm tắt

Quy hoạch mạng RFID (Radio frequency identification) là bài toán lắp đặt các đầu đọc trong một vùng làm việc sao cho một thẻ có thể được bao phủ bởi ít nhất một đầu đọc. Mục tiêu của bài toán quy hoạch mạng RFID là tìm vị trí tối ưu của các đầu đọc sao cho mạng các đầu đọc bao phủ được hầu hết các thẻ và đồng thời đáp ứng một số ràng buộc như độ bao phủ thẻ tối đa, nhiễu tối thiểu,… Do số vị trí ứng viên của các đầu đọc trong một vùng làm việc thường là rất lớn, nên giải pháp phù hợp cho vấn đề này là sử dụng các phương pháp heuristic để tìm vị trí tối ưu. Các phương pháp heuristic đã được đề xuất gồm ABC (Artificial Bee Colony), CS (Cuckoo Search), FA (Firefly Algorithm), GA (Genetic Algorithm) và PSO (Particle Swarm Optimization). Tuy nhiên, chưa có một đánh giá và so sánh nào về hiệu quả của các phương pháp này trong vấn đề quy hoạch mạng RFID. Do đó, bài báo này tiến hành so sánh và đánh giá hiệu quả của các phương pháp quy hoạch mạng theo heuristic này. Từ kết quả mô phỏng có thể nhận thấy rằng không có phương pháp nào là tốt nhất trong mọi trường hợp và tùy theo mục tiêu và mong muốn người dùng có thể sử dụng các phương pháp heuristic khác nhau.

https://doi.org/10.26459/hueunijtt.v133i2A.7413
In-Press
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo phép Creative Commons Ghi công 4.0 Giấy phép International .

Bản quyền (c) 2024 Array