HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ THAM GIA HỢP ĐỒNG SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ PHONG HIỀN, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

economic efficiency
organic rice contract farming
farmers
Thua Thien Hue Province hiệu quả kinh tế
hợp đồng sản xuất lúa hữu cơ
nông hộ
tỉnh Thừa Thiên Huế

Tóm tắt

Nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên 85 hộ trồng lúa hữu cơ theo hình thức hợp đồng sản xuất ở xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp hạch toán kinh tế và hồi quy phân vị được áp dụng nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ và ảnh hưởng của các yếu tố đến doanh thu hằng năm ở các mức phân vị khác nhau. Kết quả cho thấy, lợi nhuận bình quân hằng năm của hộ là 0,709 triệu đồng/ sào. Tỷ suất doanh thu trên tổng chi phí ở các vụ lớn hơn 1 cho thấy nông hộ đang có lãi và khả năng sinh lời là 17%. Ngoài ra, công lao động gia đình trung bình mang lại 179 nghìn đồng lợi nhuận/ sào. Kết quả hồi quy ở mức phân vị 75% cho thấy, doanh thu cả năm của hộ chịu ảnh hưởng tích cực bởi yếu tố học vấn và tương tác giữa quy mô sản xuất và lao động gia đình. Để nâng cao hiệu quả kinh tế, điều quan trọng là hộ cần kết hợp sử dụng và phân bổ tốt các khoản chi phí, tối ưu chi phí mua phân hữu cơ, kết hợp tốt giữa quy mô sản xuất và sử dụng công lao động gia đình. Nghiên cứu đóng góp bằng chứng thực nghiệm ủng hộ phát triển quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v133i5A.7411
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2017), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041:2017, Nông nghiệp hữu cơ.
  2. Chính phủ (2018), Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 07 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Truy cập tại https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=194092.
  3. Chính phủ (2018), Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
  4. Nguyễn Xuân Hồng (2019), Nông nghiệp hữu cơ: Triển vọng, thách thức và giải pháp, Tạp chí Kinh tế nông thôn. Truy cập tại https://kinhtenongthon.vn/nong-nghiep-huu-co-trien-vong-thach-thuc-va-giai-phap-post25403.html. Ngày truy cập: 09/01/2024.
  5. Khổng Tiến Dũng (2022), Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Vĩnh Long và các ngụ ý chính sách, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 17(1), 5–18.
  6. Zuhud Rozaki, Triyono, Indardi, Dara Intan Salassa, Restu Budi Nugroho (2020). Farrmers’ responses to organic rice farming in Indonesia: Findings from Central Java and South Sulawesi, Open Agriculture, 5, 703–710.
  7. Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Truy cập tại https://vietfood.org.vn/. Ngày truy cập: 05/04/2024
  8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2023), Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
  9. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Viết Tuân, Lê Văn Nam, Phan Thiện Phước, Nguyễn Thị Ái Vân, Lê Việt Linh, Mai Thu Giang (2020), Thực trạng hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ ở xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, 129(3A), 43–55.
  10. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Viết Tuân, Cao Thị Thuyết, Nguyễn Thiện Tâm, Nguyễn Xuân Cảnh, Lê Văn Nam, Lê Việt Linh (2020), Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa hữu cơ theo hợp đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Trường hợp nghiên cứu tại xã Phú Lương, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(8), 553–561.
  11. Christine Bergman, Mhansi Pandhi (2022), Organic rice production practices: Effects on grain end-use quality, healthfulness, and safety, Foods, 12(1), 73.
  12. Mai Chiếm Tuyến, Phạm Huy, Phạm Xuân Hùng, Nguyễn Đức Kiên, Prapinwadee Sirisupluxana, Isriya Bunyasiri (2023), Thuộc tính của hợp đồng liên kết trong sản xuất lúa: Nghiên cứu so sánh giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 132(5A), 75–100; DOI: 10.26459/hueunijed.v132i5A.7099.
  13. FAO (2001), Contract Farming Partnership for growth, Agricultural Services Bulletin 145.
  14. Yuyun Kurnia Lestari, Anggita Tresliyana Suryana (2013), Sustainability of organic rice farming in Indonesia, PROCEEDING The 10th Hokkaido Indonesia
  15. Student Association Scientific Meeting (HISAS 10).
  16. Trần Thị Thu Trang (2022), Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hình thức hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông hộ, Tạp chí cộng sản. Truy cập tại https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/825268/mo-hinh-lien-ket-san-xuat%2C-tieu-thu-san-pham-nong-nghiep-theo-hinh-thuc-hop-dong-giua-doanh-nghiep-va-nong-ho.aspx. Truy cập ngày 31/12/2023.
  17. Sununtar Setboonsarng, PingSun Leung, Junning Cai (2006), Contract farming and poverty reduction: The case of organic rice contract farming in Thailand, ADB Institute Discussion Paper No. 49.
  18. Shinya Ikeda, Ronnie S. Natawidjaja (2022), The sustainability of contract farming with specialized suppliers to modern retailers: Insights from vegetable marketing in Indonesia, Agriculture, 12(3), 380; https://doi.org/10.3390/agriculture12030380.
  19. Elena Viganò, Martina Maccaroni, Selene Righi (2022), Finding the right price: Supply chain contracts as a tool to guarantee sustainable economic viability of organic farms, International Food and Agribusiness Management Review, 25(3), DOI: 10.22434/IFAMR2021.0103.
  20. Nalun Panpluem, Adnan Mustafa, Xianlei Huang, Shu Wang and Changbin Yin (2019), Measuring the technical efficiency of certified organic rice producing farms in Yasothon Province: Northeast Thailand, Sustainability, 11(6974); doi:10.3390/su11246974.
  21. Hồ Trọng Phúc & Phạm Xuân Hùng (2023), Dự báo diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam: áp dụng mô hình ARIMA, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; Tập 132(5C), 85–104, DOI: 10.26459/hueunijed.v132i5C.7179.
  22. Jagdish Kumar & Prakash Kumar K (2008), Contract farming: Problems, prospects and its effect on income and employment, Agricultural Economics Research Review, 21, 243–250.
  23. Hery Toiba, Arif Yustian Maulana Noor, Moh Shadiqur Rahman, Fitria Dina Riana (2023), Farmers’ preference for organic rice contract farming scheme: A discrete choice experiment in Indonesia, Journal of Environmental Planning and Management. Truy cập tại https://doi.org/10.1080/09640568.2023.2269308.
  24. Ashok K. Mishra, Anjani Kumar, Pramod K. Joshi, Alwin D'Souza, Gaurav Tripathi (2018). How can organic rice be a boon to smallholders? Evidence from contract farming in India. Food Policy, 75, 147–157.
  25. Mai Chiem Tuyen, Prapinwadee Sirisupluxana, Isriya Bunyasiri, Pham Xuan Hung (2021), Rice contract farming in Vietnam: Insights from a qualitative study, Eng. Proc, 9, 6. https://doi.org/10.3390/engproc2021009006.
  26. Tran Quoc Nhan, Yutaka Tomoyuki (2018), Analysis of contract farming between paddy farmers and an agribusiness firm in the Mekong Delta of Vietnam, The Agricultural Marketing Journal of Japan, 27(1), 60–67.
  27. Hoang Viet (2021), Impact of contract farming on farmers’ income in the food value chain: A theoretical analysis and empirical study in Vietnam, Agriculture, 11, 797. https://doi.org/10.3390/agriculture11080797.
  28. La Nguyễn Thùy Dung, Mai Văn Nam (2015), Phân tích hiệu quả tài chính của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật, 36 (2015), 92–100.
  29. Nguyen Cong Dinh, Takeshi Mizunoya, Vo Hoang Ha, Pham Xuan Hung, Nguyen Quang Tan, Le Thanh An (2023), Factors influencing farmer intentions to scale up organic rice farming: Preliminary findings from the context of agricultural production in Central Vietnam, Asia-Pacific Journal of Regional Science, Truy cập tại https://doi.org/10.1007/s41685-023-00279-6.
  30. Betti Rosita Sari (2011), The analysis of organic rice contract farming in Cambodia: A leson learned for Indonesia, JEJAK: Jurnal Ekonomi dan Kebijakan, 4(1), 34–42. Truy cập tại https://journal.unnes.ac.id/nju/jejak/article/view/4639/0.
  31. Nguyễn Viết Tuân (2017), Nghiên cứu phát triển sản xuất và tiêu thụ lúa gạo theo hợp đồng trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 126(3B), 133–144, doi: 10.26459/hueuni-jard.v126i3B.3937.
  32. Yamane Taro (1973), Statistics: An introductory analysis. 3rd edition, Harper & Row, New York, 915-919.
  33. Koenker, R., & Bassett, J. R. (1978), Regression quantiles, Econometrica (Pre-1986), 46(1), 33.
  34. Nguyễn Trần Tiểu Phụng, Lê Thị Hồng Phương, Lê Thị Hoa Sen (2022), Hiệu quả sản xuất lúa JO2 tại xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 131(3D), 69–81. Truy cập tại https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ard/article/view/6719.
  35. Hàn Đăng (2023), Thị trường lúa, gạo Huế vẫn trong tầm kiểm soát, Báo Thừa Thiên Huế Online. Truy cập tại https://baothuathienhue.vn/kinh-te/thong-tin-thi-truong/thi-truong-lua-gao-hue-van-trong-tam-kiem-soat-131041.html. Ngày truy cập: 06/01/2024.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2024 Array