CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CÔNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Từ khóa

truyền thông chính sách công
sinh viên đại học
hiệu quả truyền thông public policy communication
university students
effectiveness of communication

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông chính sách công đối với sinh viên đại học thông qua nghiên cứu thực nghiệm tại hai cơ sở đào tạo của Trường Đại học Tài chính – Kế toán tại Quảng Ngãi và Thành phố Huế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu khảo sát 332 sinh viên được lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Kết quả xác định được bốn yếu tố ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả công tác truyền thông chính sách công được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần gồm: (1) Năng lực đội ngũ truyền thông; (2) Phương tiện truyền thông; (3) Phương thức truyền thông và (4) Chất lượng nội dung truyền thông. Đồng thời, kết quả phân tích trung bình các mẫu độc lập cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách công giữa các nhóm sinh viên có giới tính và năm học khác nhau.

https://doi.org/10.26459/hueunijed.v134i5B.7917

Tài liệu tham khảo

  1. Cutlip, S.,Center, A. H., & Broom, G. M. (2008). Effective public relations. Prentice Hall.
  2. Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng (2012), Truyền thông-lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
  3. Elihu Katz; Jay G. Blumler; Michael Gurevitch (1973). “Uses and Gratifications Research”. The Public Opinion Quarterly. Vol. 37, No. 4 (Winter, 1973-1974). pp. 509-523.
  4. Froehlich R.; Rudiger B. (2006). “Framing political public relations: Measuring success of political communication strategies in Germany”. Public Relation Review 32(2006): 18-25.
  5. Đỗ Phú Hải (2018). Truyền thông chính sách trong các khâu của chu trình chính sách công. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, tr. 33-37.
  6. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2022). Vai trò của truyền thông chính sách trong bối cảnh mới. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17, tháng 6/2022.
  7. Ikuo Takeuchi (1977). Sociological Review; VOL.6, 1977, P114.
  8. Jeong, S. H. (2018). Truyền thông chính sách công và năng lực tiếp nhận của công chúng. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Truyền thông chính sách và năng lực tiếp nhận của công chúng.
  9. Liu B.F., Horsley J.S. (2007). “The government communication decision wheel: Toward a public relations model for the public sector”. Journal of Public Relations Research Vol. 19(4), pp. 377-393.
  10. Hoàng Lê Thuý Nga (2024). Truyền thông chính sách về giáo dục đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay. Luận án Tiến sĩ Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  11. Sianturi, K., & Megasari, A. (2023). The effectiveness of communication messages in politics. Journal of Social Research, 2(11), 3988-3996.
  12. Nguyễn Thu Trang (2023). Truyền thông chính sách trong hoạch định chính sách công và một số gợi ý cho Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
  13. Bùi Thị Vân (2017). Tổ chức hoạt động đối ngoại. Học viện Báo chí và tuyên truyền.
  14. Zaenudin, H. N., Sartika, R., & Haryanegara, M. E. A. (2021). The effectiveness of policy communication in promoting# KangPisMan program among university students. Informasi, 51(2), 345-364.
Creative Commons License

công trình này được cấp phép theo Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 License International .

Bản quyền (c) 2025 Array