HUỲNH THÚC KHÁNG VỚI SỬ HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

Tóm tắt

Huỳnh Thúc Kháng là nhà chính trị- nhà chí sĩ, là nhà thơ, nhà học giả, nhà văn hóa chuẩn mực, nhà báo chân chính. Lịch sử còn ghi tên ông với tư cách là một nhà viết sử, không chỉ là “sử gia của phong trào Duy Tân” như một số nhà nghiên cứu từng nói mà là sử gia của tiến trình lịch sử Việt Nam cận đại. Tất cả những yếu tố trên đây kết hợp chặt chẽ với nhau ở Huỳnh Thúc Kháng.

Đối với sử học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Huỳnh Thúc Kháng có nhiều cống hiến. Ông đã để lại nhiều tác phẩm lịch sử và có nội dung lịch sử giá trị phản ảnh lịch sử dân tộc từ khi bị Pháp xâm lược, thống trị đến cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam trong những năm 1939-1945 gắn liền với các sự kiện lịch sử và nhân vật tiêu biểu. Tuy còn sơ lược, nhưng từ trong những tác phẩm này đã toát lên những cống hiến của Huỳnh Thúc Kháng trên nhiều lĩnh vực của sử học như cung cấp nguồn tư liệu chính xác, khôi phục chân thực bức tranh lịch sử dân tộc thời thuộc Pháp – Nhật, đặc biệt là phong trào Duy Tân, về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu lịch sử như quan niệm về đối tượng chức năng, nhiệm vụ của sử học, tính khách quan khoa học của lịch sử, vấn đề phân kì, mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng lịch sử,…

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v95i7.3303