MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ DẠY HỌC TỪ NGỮ ĐỒNG NGHĨA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Tóm tắt

Từ đồng nghĩa - phương tiện có giá trị biểu đạt sinh động và kì thú - vốn dĩ là một nội dung từ vựng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Sử dụng các phương tiện đồng nghĩa ở nhiều cấp độ khác nhau đã mang lại những hiệu quả nhất định trong hoạt động giao tiếp. Vượt qua những giới hạn, quy ước về cấp độ từ, xuất phát từ thực tiễn giao tiếp đầy những biến điệu thú vị và định hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học, vấn đề dạy học từ ngữ đồng nghĩa được đặt ra. Mặc dù vậy, nền tảng lí luận quan trọng cho việc dạy học từ ngữ đồng nghĩa trong môn Tiếng Việt vẫn bắt đầu từ những nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn về từ đồng nghĩa. Bên cạnh những đánh giá về giá trị và sức mạnh biểu đạt của từ ngữ đồng nghĩa trong hoạt động giao tiếp, dựa vào định hướng phát triển năng lực giao tiếp ở người học, những tư tưởng căn bản về dạy học từ ngữ đồng nghĩa được hình thành.

DISCUSSING SOME THEORETICAL PROBLEMS REGARDING TEACHING SYNONYM WITH ORIENTATION OF DEVELOPING COMMUNICATION COMPETENCE FOR PRIMARY SCHOOL STUDENTS

Abstract

Synonym, which is traditionally considered a valuable and interesting means of expression, has been taught in lexicology part in Vietnamese subject in primary school. Taking advantage of synonymous means in different levels results in certain effect in communication activities. There have been some concerns by education experts based on their empirical evidences of communication in society in regard to teaching synonym with orientation of developing communication competence. Nonetheless, we strongly believe that the teaching and learning synonym activities in primary school is in need of an accredited and approved theoretical framework along with practical usage of synonym which could ensure the effect of educational activities. In this article, we not only evaluate the feature and its capacity of synonym in expressing the idea and thought but also pose fundamental theory in teaching it.

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v95i7.3307