Tóm tắt
Thời các chúa Nguyễn, Phú Xuân đã 2 lần được chọn làm chính dinh, lần thứ nhất (1687 - 1712) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thái, và lần hai (1738 - 1775) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Cả 2 lần này các chúa Nguyễn đã để lại nhiều dấu ấn về các công trình kiến trúc, trong đó có kiến trúc đình làng. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm lại những dấu xưa ấy đã không còn mà có sự thay đổi qua thời gian khiến những đình làng xưa không còn nguyên vẹn về mọi mặt. Do đó, chúng tôi bước đầu nhận diện kiến trúc đình làng Thừa Thiên Huế vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn qua các đình làng tiêu biểu,... dưới nhiều góc độ trong đó chú trọng đến mảng kiến trúc và văn bia thể hiện đặc trưng riêng của đình làng Thừa Thiên Huế vùng Phú Xuân thời chúa Nguyễn nhằm gìn giữ và lưu lại trong quá trình trùng tu, bảo tồn loại hình kiến di sản này.
Tài liệu tham khảo
- Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), Lịch sử Việt Nam. Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trần Đại Vinh (chủ biên) (2018), Làng Văn vật Thừa Thiên Huế. Tập 2, Nxb Thuận Hóa, Huế.
- Lê Quý Đôn (2015), Phủ biên tạp lục, Trần Đại Vinh dịch và bổ chính, Nxb Đà Nẵng.
- Dương Văn An (2001), Ô Châu cận lục. Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc dịch chú và hiệu đính, Nxb Thuận Hóa, Huế.
- Nguyễn Lãm Thắng (2010), Nghiên cứu hệ thống văn bia đình Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Hán Nôm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Trần Đại Vinh (2006), Văn bia và văn chuông Hán Nôm dân gian Thừa Thiên Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế.
- Lê Nguyễn Lưu (2002), Đình làng Văn Xá và bài văn bia của Vũ Phạm Khải, Trong sách, Tuyển tập Những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế xuất bản, Huế.
- Wedside: http://hue.darkvn.net/diem-den/dinh-co-lao/, lúc 21h10’ ngày 11.11.2019