Tóm tắt
Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901) là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của Nhật Bản cận đại, người thường được ví như “Voltaire của xứ sở hoa anh đào”. Tư tưởng giáo dục khai phóng của ông với chủ trương thực học chính là chìa khóa mở ra cánh cửa văn minh cho một nước Nhật Bản lạc hậu đang chìm đắm trong giấc ngủ giáo điều. Cho đến nay, mặc dù đã trải qua hơn 150 năm, tuy nhiên tư tưởng “thực học” của Fukuzawa Yukichi vẫn còn nguyên giá trị không chỉ đối với Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia Đông Á khác. Trong bài viết này, trên cơ sở chắt lọc, luận giải những nội dung then chốt trong tư tưởng thực học của Fukuzawa Yukichi, nhóm tác giả bước đầu phác thảo một số ý nghĩa tham chiếu cho việc xây dựng một nền giáo dục mở, thực học – thực nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu tham khảo
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/doi-moi-can-ban-toan-dien-gd-va-dt.aspx?ItemID=3928, truy cập ngày 05/11/2013.
- Dương Ngọc Dũng (2015), “Thực học”, Báo Tuổi trẻ chủ nhật, nguồn: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thuc_hoc.html, truy cập ngày 28/5/2015.
- Nguyễn Tiến Lực (2013), Fukuzawa Yukichi và Nguyễn Trường Tộ - Tư tưởng cải cách giáo dục, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Yukichi, Fukuzawa (2010), Khuyến học, bản dịch của Phạm Hữu Lợi, Nxb Dân trí, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Yukichi, Fukuzawa (2013), Phúc Ông tự truyện, bản dịch của Phạm Thu Giang, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
- Yukichi, Fukuzawa (2018), Khái lược văn minh luận, bản dịch của Nguyễn Đỗ An Nhiên, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Yukichi, Fukuzawa (2019), Thoát Á luận, bản dịch của Hải Âu và Kuriki Seiichi, nguồn: https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoat_a_luan.html, truy cập ngày 08/6/2019.