NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG THÔNG QUA QUÁ TRÌNH CHUYỂN TÁC TRONG TIÊU ĐỀ BÁO
PDF (English)

Từ khóa

phân tích diễn ngôn
trường
tiêu đề
ngữ vực

Tóm tắt

Tiêu đề là một trong những thành tố quan trọng cấu tạo nên một tác phẩm báo chí. Nó cũng chính là nhân tố quyết định đến số phận bài báo rằng độc giả có thể tiếp tục đi sâu vào nội dung hay không. Vì vậy, đặt tên bài báo là cả một nghệ thuật. Việc đặt một tiêu đề hiệu quả sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của độc giả hơn. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi trực tiếp nghiên cứu tiêu đề báo, cụ thể là Báo Quảng Nam với những đặc trưng về Trường thông qua quá trình chuyển tác, đó là: Quá trình vật chất, quá trình hành vi/ ứng xử, Quá trình tinh thần, Quá trình phát ngôn, Quá trình quan hệ và Quá trình hiện hữu từ đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực. Có thể thấy, nghiên cứu về Trường thực sự là một điều cần thiết. Vì thông qua những đặc trưng về Trường, chức năng liên nhân được thể hiện rõ ràng nhất.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v129i6C.5897
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. . Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb. Giáo dục.
  2. . Brown J., Yule G. (2002) (công bố lần đầu 1983), Phân tích diễn ngôn. Dịch từ tiếng Anh: Trần Thuần, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  3. . Huỳnh Thị Chuyên (2014), Ngôn ngữ bình luận trong báo in tiếng Việt hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội.
  4. . M.A.K. Halliday (2014), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân dịch từ tiếng Anh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  5. . Cao Xuân Hạo (chủ biên) - Nguyễn Văn Bằng - Hoàng Xuân Tâm - Bùi Tất Tươm (2006), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1: Câu trong tiếng Việt – cấu trúc, nghĩa, công dụng, Nxb Giáo dục.
  6. . NguyễnVăn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa học cú pháp, Nxb Giáo dục
  7. . Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
  8. . Trần Bình Tuyên (2017), Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Huế.
  9. . Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.