BIỆN PHÁP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - SO SÁNH VỚI LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
PDF (English)

Từ khóa

Bồi thường thiệt hại, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, biện pháp tư pháp, Bộ luật hình sự Compensation for damage, criminal responsibility, civil responsibility, judicial measures, Criminal Code

Tóm tắt

Để xử lý tội phạm một cách toàn diện và khách quan và đúng đắn, bên cạnh hệ thống hình phạt, các nhà làm luật đã quy định các biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhằm làm phong phú hệ thống các biện pháp xử lý hình sự, tạo ra sự linh hoạt trong việc áp dụng. Biện pháp bồi thường thiệt hại (BTTH) là một trong số các biện pháp xử lý hình sự khác đã hỗ trợ hiệu quả cho hình phạt khi giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự hoặc thậm chí được áp dụng độc lập ở các giai đoạn của quá trình tố tụng. Chính vì vậy, việc đánh giá vai trò, vị trí, mục đích của biện pháp này trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, đồng thời so sánh với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới là điều cần thiết nhằm hoàn thiện về mặt nội dung và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6A.6026
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Dương Thanh An (2011), Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, tr.50
  2. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội.
  3. Nguyễn Thanh Hồng (2001), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, Luận án tiến sĩ, Đại học Luật Hà Nội.
  4. Quốc hội, (2015), Bộ luật dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  5. Quốc hội, (2017), Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
  6. Trịnh Quốc Toản, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.92
  7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
  8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, bản dịch, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
  9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.286
  10. https://www.cjoint.com/doc/20_01/JAhm7BOruch_codepenal.pdf