TIẾP CẬN DẠY HỌC TOÁN THEO BỐI CẢNH VỚI PHƯƠNG ÁN REACT VÀ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC
PDF (English)

Từ khóa

dạy học theo bối cảnh; dạy học toán theo bối cảnh; phương án REACT; nâng đỡ vừa sức; mô hình hóa toán học; tích phân xác định contextual teaching and learning (CTL); contextual teaching and learning in mathematics; REACT strategy; scaffoding; mathematical modeling; definite integrals

Tóm tắt

Mục đích của bài báo là (1) đề xuất các nguyên tắc thực hành dạy học nhằm tiếp cận dạy học toán theo bối cảnh với phương án REACT; (2) tìm hiểu tác động của việc tổ chức dạy học khái niệm tích phân xác định theo các nguyên tắc trên đối với SV ngành kinh tế. Thông qua nghiên cứu lý luận, chúng tôi đã đưa ra bảy nguyên tắc thực hành dạy học tiếp cận dạy học toán theo bối cảnh với phương án REACT. Trên cơ sở các nguyên tắc đó, chúng tôi đã thiết kế dạy học khái niệm tích phân xác định và tiến hành thực nghiệm dạy cho 29 sinh viên năm thứ nhất ngành kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Phân tích kết quả thu thập từ phiếu học tập, từ quan sát trong suốt quá trình học tập của sinh viên và phiếu khảo sát sinh viên sau giờ thực nghiệm dạy cho thấy các nguyên tắc thực hành dạy học nhằm tiếp cận dạy học toán theo bối cảnh với phương án REACT đã có những tác động tích cực đến người học: mang lại hứng thú cho người học thông qua một số biểu hiện như sinh viên đưa ra nhiều giải pháp và tích cực tham gia vào quá trình học tập hơn, nhận thức được ý nghĩa của giờ học và các bài toán theo bối cảnh; hơn nữa, góp phần phát triển khả năng khái quát hóa, hình thành năng lực mô hình hóa toán học thông qua hỗ trợ quá trình mô hình hóa toán học theo năm bước.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6B.6067
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Bern, R. G. & Erickson, P. M. (2001). Contextual Teaching and Learning: Preparing Students for the New Economy. The Highlight Zone: Research @ Work.
  2. Blum, W. & Leiß, D. (2006), How do students and teachers deal with modeling problems?, Mathematical Modeling (ICTMA12): Education, Engineering and Economics, Chichester: Horwood Publishing, pp.222 – 231.
  3. CORD (1999). Teaching Mathematics Contextually. CORD Communications, Inc, USA.
  4. Crawford, L. M. (2001). Teaching Contextually: Research, Rationale, and Techniques for Improving Student Motivation and Achievement. Texas: CCI Publishing, Inc.
  5. Gibbons, P. (2002). Scaffolding language, scaffolding learning: Teaching second language learners in the mainstream classroom. Portsmouth, NH: Heinemann.
  6. Gravemeijer, K & Doorman, M. (1999). Context problems in realistic mathematics education: A calculus course as an example. Educational Studies in Mathematics 39, pp.111-129.
  7. Johnson, E. B. (2002). Contextual teaching and learning: what it is and why it’s here to stay. Thousand Oaks, California: A Sage Publications Company.
  8. Maaß, K. (2006). What are modelling competencies?. ZDM, 38(2), pp.113-142.
  9. Nawas, A. (2018). Contextual teaching and learning (CTL) approach through react strategies on improving the students' critical thinking in writing. International Journal of Applied Management Science. 4(7), 46-49.
  10. Nguyễn Thị Tân An (2014). Sử dụng toán học hóa để phát triển các năng lực hiểu biết định lượng của học sinh lớp 10. Luận án Tiến sĩ, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
  11. Schukajlow, S., Kolter, J., & Blum, W. (2015). Scaffolding mathematical modelling with a solution plan. ZDM: International Journal on Mathematics Education, 47(7), 1241–1254.
  12. Tambelu, J. V. A. (2013). Development of Mathematical learning based contextual model in South Minahasa Regency. Journal of Education and Practice, Vol 4, No. 15, pp.27-32.
  13. Trần Vui (2014). Giải quyết vấn đề thực tế trong dạy học toán. NXB Đại học Huế.
  14. Trần Vui (2017). Từ các lý thuyết học đến thực hành trong giáo dục toán. NXB Đại học Huế.
  15. Trần Vui (2020). Tư duy bậc cao trong dạy và đánh giá toán qua các lý thuyết học. NXB Đại học Huế.