SỰ HOẰNG HÓA CỦA CÁC THIỀN SƯ TRUNG QUỐC Ở THUẬN HÓA THẾ KỶ XVII
PDF (English)

Từ khóa

Keywords: Chinese Zen Master, Nguyen Lord, introduction, propagation, Hue Buddhism, 17th century Từ khóa: Thiền sư Trung Quốc, chúa Nguyễn, du nhập, hoằng hóa, Phật giáo Huế, thế kỷ XVII

Tóm tắt

Tóm tắt: Nửa cuối thế kỷ XVII chứng kiến sự du nhập và hoằng hóa mạnh mẽ của các thiền sư Trung Quốc trên vùng đất Thuận Hóa. Với học vấn uyên thâm, hiểu biết Phật pháp sâu sắc, phẩm hạnh đạo đức cao, các thiền sư Trung Quốc đã góp phần quan trọng thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cư dân, đáp ứng yêu cầu thống trị về mặt tinh thần của chúa Nguyễn trên vùng đất mới. Sự hoằng hóa của các thiền sư Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Phật giáo, tạo nên diện mạo mới cho Phật giáo Huế.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6A.6097
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Tài liệu tham khảo
  2. Dương Văn An (2015), Ô châu cận lục, bản dịch và hiệu đính của Trần Đại Vinh, Nxb Thuận Hóa, Huế.
  3. Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
  4. Thích Trung Hậu, Thích Hải Ấn (2010), Chư tôn thiền đức Phật giáo Thuận Hóa, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
  5. Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nxb Văn học, Hà Nội.
  6. Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội.
  7. Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại Kỷ sự, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam, Viện Đại học Huế.
  8. Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong, Nguyễn Nghị dịch, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
  9. Thiền sư Minh Châu Hương Hải tuy là đệ tử các thiền sư Trung Quốc thuộc dòng Lâm Tế Trung Quốc, nhưng trong cách tu tập, thực hành, ngài lại chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Đại Việt – Phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Thiền sư thuộc phái Trúc Lâm và sự kiện ra Đàng Ngoài của thiền sư dẫn đến Phật giáo Trúc Lâm không còn sự truyền thừa ở Thuận Hóa.
  10. Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2 của Nguyễn Lang cho biết thiền sư Chuyết Chuyết (1590-1644), thuộc thế hệ thứ 34 dòng Lâm Tế, cùng các đệ tử từ Trung Quốc sang Cao Miên vào năm 1630, rồi qua Chiêm Thành, đến Đàng Trong. Từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài và đến năm 1633 thì thầy trò tới Thăng Long. Không rõ khi Thiền sư đến Đàng Trong trong khoảng thời gian nào, bao lâu, ở đâu và có hoạt động phật sự gì không? Ở Thăng Long, thiền sư được vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Tráng rất hâm mộ và kính trọng.
  11. Căn cứ vào hành trạng của Tổ Liễu Quán. Năm 1680 Tổ Liễu Quán từ Phú Yên ra Thuận Hóa đã đến xin tham học với Tổ Giác Phong. Cùng với đó, tư liệu cổ ở chùa Quốc Ân- Huế, có đề cập đến việc chúa Nguyễn Phúc Chu cấp đất cho hai Tổ Nguyên Thiều và Giác Phong để xây dựng tháp Phổ Đồng tại chùa Quốc Ân vào năm 1694.
  12. Về lịch sử và hành trạng của Tổ Nguyên Thiều, hiện nay có khá nhiều sử liệu. Tuy nhiên, những sử liệu này lại có ghi chép về niên đại, hành trạng khá mâu thuẫn nhau. Sách Đại Nam liệt truyện tiền biên chép Tổ sư theo thuyền buôn sang Đàng Trong năm 1665. Còn theo phân tích của Thích Hải Ấn thì ngài sang Đàng Trong vào năm 1677.