Đo năng lực giải quyết vấn đề về phương trình bậc nhất của học sinh trung học phổ thông
PDF (English)

Từ khóa

Năng lực giải quyết vấn đề
PISA
đánh giá hiểu toán Problem-solving competency
, PISA
assessing mathematical understanding

Tóm tắt

Theo Khung PISA 2021 (OECD, 2018), Năng lực toán học bao gồm hai khía cạnh: Suy luận toán họcgiải quyết vấn đề. Năng lực toán học đóng vai trò quan trọng trong việc có thể sử dụng Toán học giải quyết các vấn đề trong thế giới thực. Trong bài báo này chúng tôi tập trung nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục phổ thông, kích thích động lực học Toán của học sinh, giúp xã hội thấy được vai trò của Toán học, đào tạo được một nguồn lao động tương lai có khả năng ứng dụng các kiến thức toán học giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ trong thời chuyển đổi số. Cụ thể, trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu các năng lực thành phần của năng lực giải quyết vấn đề và xây dựng một thang đo phù hợp để đo các năng lực thành phần này của năng lực giải quyết vấn đề. Trên cơ sở phân tích dữ liệu thu thập được, chúng tôi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6B.6154
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Phương, N.T.L. (2016). Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học. NXB Giáo dục Việt Nam.
  2. Phương, L.T. (2018). Một số nghiên cứu về đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán. Tạp chí Giáo dục (71): 171-174.
  3. Tài, P.A. (2014). Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học toán lớp 11 trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.
  4. Trang, N.T.T. (2019). Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học toán phần lượng giác ở trường trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục (243): 181-183.
  5. Tuấn, N.A. (2002). Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học cơ sở trong dạy học khái niệm toán học (thể hiện qua một số khái niệm mở đầu đại số ở trung học cơ sở). Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
  6. Greiff, S., Holt, D. & Funke, J. (2013). Perspectives on problem solving in educational assessment: analytical, interactive and collaborative problem solving. The Journal of Problem Solving, 5, 71–91.
  7. Jawhara, T. (1995). Problem solving and creative thinking in education. New York: Oxford University Press language.
  8. Lim, K. H., Foo, L. K., Nagarajah L, Mohd, M. N. and Murshidi, N. K. (1999). The ability of new teachers in non-routine the problem solve math. Collections of Research Science Teachers College in Bintulu: 57-87.
  9. Phuong, H.T.M (2019). On the Procedural-Conceptual Based Taxonomy and Its Adaptation to the Multi-Dimensional Approach SPUR to Assess Students’ Understanding Mathematics. American Journal of Educational Research7(3): 1334-1350.
  10. Phuong, H.T.M. (2019). On the Procedural-Conceptual Based Taxonomy and its Applications to Design and Analyse Taks for Assessing Students’ Mathematical Thinking. Proceeding of the ILITE 1 2019: 427-439.
  11. Phuong, H.T.M. (2020). Measuring Conceptual Understanding, Procedural Fluency and Integrating Procedural and Conceptual Knowledge in Mathematical Problem Solving. International Journal of Scientific Research and Management 8(5): 212-218.
  12. OECD (2018). PISA 2021 mathematics framework (first draft), 45th meeting of the PISA Governing Board. Stockholm, Sweden.
  13. Van Merriënboer, J. (2013). Perspectives on problem solving and instruction. Computers & Education, 64, 153–160.