Tóm tắt
Phát triển năng lực cho học sinh trong đó có năng lực thực nghiệm là một trong những yêu cầu bắt buộc trong quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên hiện nay nói chung và môn Vật lí nói riêng. Việc làm này giúp học sinh tiếp nhận được kiến thức một cách sâu sắc hơn, hứng thú hơn trong giờ học và góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. Để quá trình phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh có hiệu quả cao, GV cần phải xác định rõ khái niệm và xác định các năng lực thành tố cần phát triển đối với từng nội dung bài học, từng điều kiện cơ sở vật chất hiện có và trình độ của học sinh. Bài viết này tập trung giới thiệu về thành tố năng lực Thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm của học sinh; tiến trình dạy học có sử dụng máy thủy lực nhằm phát triển năng lực thành tố Thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm trong dạy học chủ đề áp suất chất lỏng; và nêu ra các kết quả đã đạt được trong thực tiễn dạy học.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội.
- Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực”, Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, 6(71) tr21-31.
- Nguyễn Văn Biên (2013), Xây dựng chuyên đề thí nghiệm mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT chuyên, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 11, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Nhị (2018), Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho sinh viên ngành sư phạm Vật lí ở trường đại học, Cổng Thông tin Đại học Vinh.
- Trần Thị Thanh Thư (2016), Biện pháp hình thành năng lực thực nghiệm cho sinh viên sư phạm vật lí, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, 4(82), 163-171.
- Xayparseuth Vylachit (2019), Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học phần “Nhiệt học” – Vật lí lớp 8 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh nước CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
- OCR. (2018). AS and A level Practical skills handbook OCR Advanced Subsidiary and Advanced GCE in Physics.