Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn nhìn từ nguyên lí tính mẫu
PDF (English)

Từ khóa

Mạc Ngôn, tiểu thuyết, nguyên lí tính mẫu, nhân vật nữ Mo Yan, novels, maternal priciple, female character

Tóm tắt

Dám nghĩ, dám viết, dám phá cách, dám vượt lằn ranh đỏ của văn học truyền thống để tạo nên cuộc cách mạng cho văn học Trung Quốc, đó chính là nhà văn Mạc Ngôn-giải Nobel Văn học năm 2012. Với vốn am hiểu tường tận, cái nhìn mới mẻ, táo bạo, tiểu thuyết Mạc Ngôn khám phá, xây dựng hình tượng nữ độc đáo, hấp dẫn, ở đó nguyên lý tính mẫu vừa mang đặc trưng truyền thống, vừa mang tính nhân loại. Bằng bút lực tinh tế, sự yêu mến, cảm phục hình tượng tính mẫu, ông đã dũng cảm mở chiếc “vòng kim cô” ô hình trong văn chương truyền thống để khám phá chiều sâu, vào những góc khuất trong tâm hồn người phụ nữ thời hiện đại. Đặc biệt, ông đã táo bạo phả vào những hình tượng nghệ thuật ấy những ẩn ức tính dục, hay miêu tả, tôn vinh hình thể của người phụ nữ tràn đầy sinh lực, xem đó là “báu vật của đời”. Cảm hứng ngợi ca đã đưa hình tượng nữ vượt lên trên khuôn khổ đạo đức, luân lý hạn hẹp, những rào cản xã hội khắt khe để tỏa sáng và bất tử. Bài báo khái quát hình tượng nhân vật nữ trong các tiểu thuyết Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Rừng xanh lá đỏ, Thập tam bộ của Mạc Ngôn nhìn từ nguyên lí tính mẫu để thấy được họ chính là đại diện cho những mẫu mực của tư tưởng Nho gia lại vừa mang dáng dấp hơi thở cuộc sống hiện đại.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6B.6310
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Tài liệu tham khảo
  2. Lê Huy Bắc (2015), “Cổ mẫu như liên kí hiệu văn chương”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 12, 12/2015.
  3. Benac .H (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  4. Bùi Thùy Linh (2018), “Cổ mẫu mẹ trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ Văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 169-174.
  5. Nguyễn Quang Huy (2011), “Nguyên lí tính mẫu và nữ tính vĩnh hằng”, Tạp chí Sông Hương, số 269, tr. 7-11.
  6. Mạc Ngôn (2000), Cao lương đỏ (Lê Huy Tiêu dịch), Nxb Lao động, Hà Nội.
  7. Mạc Ngôn (2001), Báu vật của đời (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  8. Mạc Ngôn (2003), Đàn hương hình (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
  9. Mạc Ngôn (2003), Rừng xanh lá đỏ (Trần Đình Hiến dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
  10. Mạc Ngôn (2004), Mạc Ngôn và những lời tự bạch (Nguyễn Thị Thại dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
  11. Mạc Ngôn (2007), Thập tam bộ (Trần Trung Hỷ dịch), Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
  12. Mạc Ngôn (2010), Ếch (Nguyên Trần dịch), Nxb Văn học, Hà Nội.
  13. Trần Liên Sơn (2012), Truyền thuyết, Thần thoại Trung Quốc (Ngô Thị Soa dịch), Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.
  14. Stevens .A (2016), Dẫn luận về Jung, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
  15. Nguyễn Văn Thuấn (2018), Giáo trình Lí thuyết Liên văn bản, Nxb Đại học Huế, Huế.
  16. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2013), Tự sự kiểu Mạc Ngôn, Nxb Văn học, Hà Nội.
  17. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển Tâm lý, Nxb Ngoại văn, Hà Nội.
  18. Trình Quang Vỹ (Chủ biên) (2019), 60 năm văn học đương đại Trung Quốc (Đỗ Văn Hiểu dịch), Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.