Tóm tắt
Bài viết này nghiên cứu các biểu hiện căng thẳng về tâm lý – xã hội và các nguồn lực hỗ trợ học sinh đối phó với căng thẳng tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Linh, thành phố Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có biểu hiện căng thẳng về học tập, thay đổi thể chất và mối quan hệ với bạn bè. Trong đó, tỷ lệ học sinh nữ có biểu hiện căng thẳng cao hơn so với học sinh nam do đặc điểm tâm sinh lý đặc thù của lứa tuổi. Học sinh tìm kiếm sự hỗ trợ chủ yếu từ bạn bè và gia đình hoặc không chia sẻ với ai và tự tìm cách giải quyết khi gặp khó khăn. Trong đó, tỷ lệ học sinh nữ tự giải quyết các căng thẳng của bản thân nhiều hơn so với học sinh nam. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò của gia đình và nhà cũng như thúc đẩy việc áp dụng công tác xã hội học đường trong việc hỗ trợ trẻ em một cách phù hợp với đặc điểm, giới tính và lứa tuổi.
Tài liệu tham khảo
- Barrett, C., Downing, C., Frederick, J., Johannsen, L., & Riseley, D., 2008. Practice standards for school social workers: AASW Victorian Branch.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT về Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học ngày 26 tháng 12 năm 2018. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=196290, trích dẫn ngày 25 tháng 05 năm 2021.
- Crystal, D. S., Chen, C., Fuligni, A. J., Stevenson, H. W., Hsu, C., & Ko, H. et al., 1994. Psychological maladjustment and academic achievement: A cross-cultural study of Japanese, Chinese, and American high school students. Child Development, 65, 738-753.
- Đỗ Thị Hạnh Phúc, 2001. Quan hệ của thiếu niên với bạn học. Nhà xuất bản ĐHSPHN. 223 trang. Luận án tiến sỹ.
- Lê Minh Nguyệt, Ngô Thị Hạnh và Nguyễn Phương Linh (2018). Áp lực gây căng thẳng tâm lý ở học sinh trung học cơ sở. Kỷ yếu hội thảo quốc tế học đường lần 6. NXB Đại học Sư phạm. 404-417.
- Lohman, B. J., & Jarvis, P. A., 2000. Adolescent stressors, coping strategies, and psychological health studied in the family context. Journal of Youth and Adolescence, 29, 14-43.
- Mai Văn Hưng và Kiều Cẩm Nhung, 2016. Một số đặc điểm tâm lý và sinh tuổi dậy thì của học sinh trung học cơ sở Hà Nội. Tạp chí Giáo dục (374), 14-16.
- NASW, 2012. NASW standards for school social work services. Washington: National Association of Social Workers.
- NCSS, 2007. A guide to school social work - 2007 edition: National Council of Social Service (NCSS) of Singapore.
- Ngô Thành Phong, 2014. Sức khỏe tâm lý, tâm thần của học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu các đề tài ghiên cứu, ứng dụng KH&CN tập IX, giai đoạn 2013-2015. http://ttkhcn.baria-vungtau.gov.vn/shtt/FileUpload/Detai/suckhoetamly.pdf, trích dẫn ngày 20 tháng 05 năm 2021.
- Phạm Văn Quyết, 2004. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
- Phương Liễu, 2018. Sức khỏe tâm thần chưa được quan tâm. Cổng thông tin điện tử Báo Đồng Nai http://www.baodongnai.com.vn/phongvan/201805/suc-khoe-tam-than-chua-duoc-quan-tam-2895399/index.htm, trích dẫn ngày 20 tháng 05 năm 2021.
- Pigott, T. A., 1999. Gender differences in the epidemiology and treatment of anxiety disorders. Journal of clinical psychiatry, 60, 4-15.
- SWD, 2008. A guide on multi-disciplinary collaboration in school social work service: Social Welfare Department (SWD) of Hong Kong.
- Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoài Phương, Trần Thành Nam (2019). Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh và nhu cầu sử dụng ứng dụng tư vấn tâm lý trong trường học. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam , 1-5.
- UNICEF Việt Nam, 2018. Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố Việt Nam. https://www.unicef.org/vietnam/media/1016/file/B%C3%A1o%20c%C3%A1o%20t%C3%B3m%20t%E1%BA%AFt.pdf, trích dẫn ngày 23 tháng 05 năm 2021.
- Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, 2019. Các hội chứng tâm lý dễ mắc ở tuổi dậy thì. https://mch.moh.gov.vn/News/Details/17241?PrintView=1, trích dẫn ngày 20 tháng 05 năm 2021.