ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ TĂNG QUYỀN TỰ CHỦ CHO CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Abstract

Trước Đổi mới năm 1986, cấu trúc bộ máy nhà nước ở Việt Nam được thiết lập theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Với cấu trúc này, chính quyền địa phương gần như lệ thuộc hoàn toàn vào chính quyền trung ương. Trong nền kinh tế thị trường, các tỉnh cần nhiều nguồn lực, quyền tự chủ và không gian chính sách hơn để theo đuổi các mục tiêu phát triển. Những yêu cầu này không được đáp ứng đã thúc đẩy các tỉnh phá rào để thu hút đầu tư. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Thực tiễn cho thấy việc đổi mới chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay tập trung vào hai nội dung đó là đổi mới mô hình tổ chức và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tăng quyền tự chủ cho chính quyền địa phương. Các chính sách cải cách chính quyền địa phương trước hết được triển khai mạnh mẽ tại các thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ tập trung phân tích và đánh giá về chính sách đổi mới mô hình tổ chức và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tăng quyền tự chủ cho chính quyền cấp tỉnh qua nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6D.6597
PDF

References

  1. Phan Anh (2015), TP HCM xin thêm biên chế, truy cập từ https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tp-hcm-xin-them-bien-che-20150724215635641.htm, truy cập ngày 17/06/2021
  2. Vũ Thành Tự Anh (2016), Vietnam Decentralization Amidst Fragmentation, Journal of Southeast Asian Economies Vol. 33, No.2 (2016), pp.188-208
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 47, Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam Việt Nam (2007), Nghị quyết số 17-NQ/TW về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-17-NQ-TW-day-manh-cai-cach-hanh-chinh-nang-cao-hieu-luc-hieu-qua-quan-li-bo-may-nha-nuoc-69701.aspx truy cập ngày 1/10/2021
  5. Minh Hiệp (2021): Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất kiến nghị 5 nhóm vấn đề với Thủ tướng chính phủ, truy cập từ https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tphcm-de-xuat-kien-nghi-5-nhom-van-de-voi-thu-tuong-chinh-phu-1491877846, truy cập ngày 20/06/2021
  6. V.Lê (2020), Lần đầu tiên thành lập “thành phố trong thành phố” trực thuộc Trung ương, truy cập từ
  7. https://dangcongsan.vn/thoi-su/lan-dau-tien-thanh-lap-thanh-pho-trong-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-571816.html, truy cập ngày 10/5/2021
  8. Đào Bảo Ngọc (2019), Luận án tiến sĩ Luật học: Quản trị địa phương ở các nước châu Âu – nghiên cứu trường hợp Anh, Pháp, Đức và việc tiếp thu kinh nghiệm cho Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  9. Kiều Phong (2018), Cơ chế đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm truy cập từ https://www.saigondautu.com.vn/kinh-te/co-che-dac-thu-cho-tphcm-tang-tinh-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-55151.html, truy cập ngày 10/10/2021
  10. Vương Đức Hoàng Quân, Nguyễn Anh Phong (2020), Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của chính quyền địa phương: Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 03/2020 (724), tr.169-172.
  11. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013
  12. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
  13. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/dau-tu/nghi-quyet-54-2017-qh14-thi-diem-co-che-chinh-sach-dac-thu-phat-trien-thanh-pho-ho-chi-minh-367070.aspx?v=d3
  14. Quốc hội (2019), Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
  15. Quốc hội (2020), Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-quyet-131-2020-QH14-to-chuc-chinh-quyen-do-thi-tai-Thanh-pho-Ho-Chi-Minh-457744.aspx
  16. Quốc hội (2020), Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh truy cập từ http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=4&mode=detail&document_id=202092
  17. Nguyễn Thị Thiện Trí (2020), Luận án tiến sĩ Luật học: Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
  18. Trường Đại học Kinh tế - Luật, The Asia Foundation (2013), Chính quyền đô thị tại Việt Nam - Nghiên cứu tình huống từ thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Hà Nội.
  19. Anh Tuấn (2018), Cơ chế đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh – Bài 1: Động lực phát triển mới truy cập từ https://www.vietnamplus.vn/co-che-dac-thu-phat-trien-tphcm-bai-1-dong-luc-phat-trien-moi/492631.vnp truy cập ngày 1/7/2020
  20. https://vtv.vn/chinh-tri/ha-noi-tp-ho-chi-minh-da-nang-trien-khai-chinh-quyen-do-thi-ky-vong-dien-mao-moi-2021070123571101.htm truy cập ngày 1/08/2021
  21. http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1001167/thanh-pho-ho-chi-minh-phan-cap-manh-hon-de-phat-trien truy cập ngày 20/10/2021