SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020

Từ khóa

Sa sút trí tuệ, tỷ lệ hiện mắc, thang đo MMSE, người cao tuổi, huyện Nam Đông. Dementia, prevalence, MMSE scales, elderly people, Nam Dong District.

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ bằng thang đo MMSE ở người cao tuổi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 638 người từ 60 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại địa bàn nghiên cứu. Chẩn đoán sa sút trí tuệ bằng cách sử dụng thang đo MMSE. Phân tích hồi quy đa biến logistics được sử dụng để kiểm định các yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ. Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ bằng thang đo MMSE là 28,5%. Sự gia tăng của tuổi, dân tộc thiểu số, học vấn thấp, hiện tại không làm việc, thói quen tập luyện thể lực, thói quen xem ti vi, thói quen đọc sách báo và chỉ số khối cơ thể là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến sa sút trí tuệ. Kết luận: Tăng cường giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức cho cộng đồng về sa sút trí tuệ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám sàng lọc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nhằm phát hiện và can thiệp sớm sa sút trí tuệ là rất cần thiết ở Việt Nam, đặc biệt với người dân tộc thiểu số.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v132i6D.6774

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ môn Thần kinh (2015), Sổ tay lâm sàng thần kinh: Mini Mental Status Examination, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tr.164.
  2. Cổng thông tin điện tử Huyện Nam Đông (2013), Huyện Nam Đông, https://namdong.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=482&id=394&cd=43. Truy cập hồi 08h00, ngày 13 tháng 02 năm 2020.
  3. Lê Đình Dương, Nguyễn Hoài Thương (2017), Suy giảm nhận thức và rối loạn chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi tại thành phố Huế, năm 2016, Tạp chí Y học Dự phòng, Số 3 phụ bản(27).
  4. Ngô Thị Bích Ngọc (2018), Nghiên cứu thực trạng sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại thành phố Đà Nẵng, Luận văn Cao học, Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế.
  5. Vũ Anh Nhị, Trần Công Thắng, Nguyễn Kinh Quốc (2011), Nghiên cứu dịch tễ bệnh lý sa sút trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Thần kinh, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
  6. Võ Văn Thắng và cộng sự (2020), Đánh giá tình trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa cấp Đại học Huế,Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế.
  7. Huỳnh Thị Thanh Tú, Đoàn Vương Diễm Khánh (2018), Tỷ lệ suy giảm nhận thức và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016, Tạp chí Y Dược học, Tập 8(số 5 - tháng 10/2018).
  8. Espeland M. A., Small D. M. and Stoeckel L. E. (2018), "Chapter 7 - Diet, Obesity, and Physical Inactivity: Linking Diabetes and Dementia", in Srikanth, Velandai and Arvanitakis, Zoe, Editors, Type 2 Diabetes and Dementia, Academic Press, pp. 117 - 141.
  9. Khanh Doan Vuong Diem, Thang Vo Van., et al (2015), Prevalence of dementia among the elderly and health care needs for people living with dementia in an urban community of central Viet Nam, Vietnam Journal of Public Health, 3, pp. 16 - 23.
  10. Li H., Jia J. and Yang Z. (2016), Mini-Mental State Examination in Elderly Chinese: A Population-Based Normative Study, J Alzheimers Dis, 53(2), pp. 487 - 496.
  11. Overton M., Pihlsgård M. and Elmståhl S. (2019), Prevalence and Incidence of Mild Cognitive Impairment across Subtypes, Age, and Sex, Dement Geriatr Cogn Disord, 47(4-6), pp. 219 - 232.
  12. Qizilbash N., et al (2016), BMI and risk of dementia in two million people over two decades: a retrospective cohort study, Lancet Diabetes Endocrinol, 3(6), pp. 431-436.
  13. Sengupta P., et al (2014), Prevalence and correlates of cognitive impairment in a north Indian elderly population, WHO South East Asia J Public Health, 3(2), pp. 135 - 143.
  14. Sharma D., Mazta S. R. and Parashar A. (2013), Prevalence of cognitive impairment and related factors among elderly: A population-based study, Journal of Dr. NTR University of Health Sciences, 2(3), pp. 171 - 176.
  15. WHO (2018), The Global Dementia Observatory - Reference Guide, pp. 1 - 74.
  16. WHO (2021), Dementia: Key facts, accessed 21 September -2021, from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dementia
  17. Zhuang J.-P., et al (2012), Cognitive impairment and the associated risk factors among the elderly in the Shanghai urban area: a pilot study from China, Translational neurodegeneration, 1(1), pp. 2 - 5.