CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ
PDF (English)

Từ khóa

Covid-19;
hành vi mua sắm trực tuyến;
thương mại điện tử;
hành vi mua của sinh viên Covid-19 pandemic;
Online buying behavior;
e-commerce;
Student buying behavior

Tóm tắt

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự bùng phát của đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 cho đến nay đã đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử, hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng chuyển nhanh sang trực tuyến. Sinh viên là một trong những nhóm đối tượng khách hàng lớn của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, họ khá năng động, hiểu và nắm bắt các xu hướng mua sắm trên Internet nhiều hơn các đối tượng khác. Bài báo này do đó tiến hành đánh giá hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Du lịch – Đại học Huế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xảy ra. Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về nhận thức rủi ro, lý thuyết về hành động hợp lý, lý thuyết hành vi có kế hoạch, mô hình chấp nhận công nghệ để đề xuất mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 đã khiến sinh viên mua sắm trực tuyến nhiều hơn, các yếu tố “Nhận thức về tính hữu ích” và “Ảnh hưởng kinh nghiệm của những người đã từng mua” là hai nhóm yếu tố có tác động cùng chiều với hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích những vấn đề liên quan đến hành vi mua của sinh viên như tần suất mua hàng, kênh mua sắm, thiết bị sử dụng để mua sắm, sản phẩm, số tiền, yếu tố quan tâm nhất khi mua sắm… Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi mua sắm của sinh viên thuận tiện và phù hợp hơn trong bối cảnh Covid-19.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v132i6D.6878
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Ajen, I. and Fishbein, M., (1975). “Belief, attitude, intention and behavior. An introductiion to theory and research” Reading. Mass: Addison-Wesley.
  2. Ajzen, I., (1991). The theory of planned behavior, Organizational Behavior and Human Decision Process. 50(2), 179-211.
  3. Bauer, R. A., (1960). Consumer Behavior as Risk Taking, In dynamic marketing for a changingworld, Chicago: American Marketing Association.
  4. Davis, F. D., (1989). Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology, MIS
  5. Garbarino, E., & Strahilevitz. M. (2004). Gender Differences in the Perceived Risk of Buying Online and The Effects of Receiving a Site Recommendation. Journal of Business Research, 57, 768-775.
  6. Li, N. & Zhang, P. (2002). Consumer online shopping attitudes and behavior: an assessment of research. Proceedings of 8th Americas Conference on Information System, 2002, 508-517.
  7. Monsuwe, T.P.Y., Dellaert, B.G.C. & de Ruyter, K. (2004). What drives consumers to shop online? A literature review, International Journal of Service Industry Management, 2004, Vol. 15, pp. 102-121.
  8. Philip, K. & Armstrong. G. M., (2014). Principles of Marketing, Pearson Australia, Oct 1, 2014 - Business & Economics - 601 pages.
  9. Trần Minh Đạo (2013), Giáo trình Marketing căn bản. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
  10. Hà Nam Khánh Giao, Trần Nguyễn Anh Thư (2019), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua voucher dịch vụ trực tuyến của nhân viên văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí kinh tế kỹ thuật, số 22 (6/2018)
  11. Nguyễn Thu Hà, Hoàng Đàm Lương Thúy (2020), “Hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dung trên các Website doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid 19”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 36 (2020) 11-21.