Tóm tắt
Truyện kinh dị là một kiểu loại văn học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Sự xuất hiện của nó không chỉ đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thẩm mỹ của độc giả mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam. Truyện kinh dị cũng đồng thời tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn học dân tộc. Bài viết này tập trung vào việc nhận diện đối tượng, tìm hiểu quá trình vận động của nó trên các phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
Truyện kinh dị Việt Nam được hình thành và phát triển theo nguyên lý “tiếp biến”, “dung hợp”. Đó là sự kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá, văn học Việt Nam, đồng thời thu nhận và cải biến tinh hoa văn học thế giới để từ đó hình thành một kiểu loại văn học có diện mạo và đặc điểm riêng. Trên phương diện nội dung, truyện kinh dị thể hiện một cách sâu sắc tâm thức cộng đồng, không khí thời đại cũng như dấu ấn văn hoá, lịch sử của dân tộc. Về phương thức thể hiện, truyện kinh dị nổi bật ở cách cảm nhận, cách tiếp cận của nhà văn đối với cuộc sống và đặc biệt là qua các thủ pháp nghệ thuật mới mẻ, hiện đại.
Tài liệu tham khảo
- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Văn Chánh (1997), Từ điển Hán Việt, NXB Hồng Đức.
- Nguyễn Huệ Chi (1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, 3 tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Dân (2002), Văn học phi lý, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.
- Lê Bá Hán, Trần Dình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1993), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Nguyễn Phong Nam (2015), Truyện truyền kỳ Việt Nam – Đặc điểm hình thái, văn hoá & lịch sử, NXB Văn học, Hà Nội.
- Nhiều tác giả (1999), Truyện kinh dị Việt Nam và thế giới, 3 tập, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nôi.
- Hoàng Phê (chủ biên, 1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.